Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên WTO
(16:26:55 PM 06/06/2014)
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Công hàm thông báo cập nhật tình hình vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực nằm trong Vùng Kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm nêu rõ trong hơn một tháng qua, kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã liên tục điều hàng trăm tàu, trong đó có tàu chiến, máy bay quân sự hoạt động với cường độ cao, quấy nhiễu, gây hấn và tấn công các tàu chấp pháp của Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân Việt Nam
Hành động hung hăng của Trung Quốc làm bị thương một số người và gây hư hỏng cho hàng chục tàu, thuyền và nhiều thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam.
Đặc biệt nghiêm trọng là ngày 26-5 vừa qua, tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá ĐNA 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống gần khu vực Hoàng Sa của Việt Nam.
Công hàm yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay lập tức và vô điều kiện dàn khoan nói trên khỏi Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam, chấm dứt mọi hoạt động phi pháp, quấy nhiễu và gây hấn đối với các tàu thuyền của Việt Nam ở đây, trừng trị nghiêm khắc thủ phạm và đền bù các thiệt hại mà họ gây ra cho phía Việt Nam.
Trong công hàm này, Phái đoàn Việt Nam cũng kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu cáo, bịa đặt trắng trợn của phía Trung Quốc nêu trong công hàm mà Phái đoàn của họ gửi cho các tổ chức quốc tế và phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneva ngày 2-5.
Dựa trên những lập luận về pháp lý và lịch sử, Công hàm của Phái đoàn Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và bác bỏ hoàn toàn đòi hỏi chủ quyền không có cơ sở pháp lý của phía Trung Quốc đối với quần đảo này. Đồng thời chỉ rõ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 và các hoạt động gây hấn của phía Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực.
Công hàm của Việt Nam cũng nêu bật chủ trương và thái độ thiện chí của Nhà nước Việt Nam kiên trì giải quyết bằng hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) các tranh chấp với Trung Quốc cũng như các nước có liên quan khác.
Việt Nam kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phê phán hành vi và những đòi hỏi sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và ngừng các hành động khiêu khích và đe dọa đối với Việt Nam, ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982 của Liên hợp quốc
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)