»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:43:39 PM (GMT+7)

Vì sao Tạp chí THẾ GIỚI MỚi đề nghị tự giải thể?

(12:43:31 PM 07/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Sáng nay, 07/11/2013, báo Tuổi Trẻ có đăng tin trên trang 2 thông tin “Tạp chí THẾ GIỚI MỚI đề nghị tự giải thể” vì “bị lỗ lớn đến mức 5 tỉ đồng trong 5 năm qua”. Trước thông tin đặc biệt này, nhà báo Vĩnh Thắng, Phó tổng biên tập người đương nhiệm Phụ trách Tạp chí Thế Giới Mới đã nói rõ sự thật của vấn đề.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có công văn số 1722/ NXBGDVN ký ngày 29.10.2013 gửi  Bộ Thông tin Truyền thông  đề nghị  giải thể Tạp chí Thế Giới Mới

 

- Vì sao Tạp chí THẾ GIỚI MỚI xin tự giải thể?

 

Ông Vĩnh Thắng: Thứ nhất, xin nói chính xác và đầy đủ rằng: Tạp chí THẾ GIỚI MỚI không hề “Có tờ trình gửi NXB Giáo dục VN xin tự giải thể” như ông Ngô Trần Ái trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ! Thứ hai, việc giải thể tạp chí là đề nghị tự tiện của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông qua công văn 1722 ký ngày 29.10.2013 gửi cho Bộ Thông tin-Truyền thông, Cục Báo chí mà chưa hề đến làm việc bàn bạc, thống nhất với tập thể cán bộ-công nhân viên và phóng viên của Tạp chí. Chính chúng tôi thắc mắc với lãnh đạo NXB cho nên đến chiều ngày 05.11.2013, đoàn cán bộ lãnh đạo NXB Giáo dục mới có mặt gặp gỡ tập thể cán bộ-phóng viên và công nhân viên của chúng tôi để “bàn bạc”. Chúng tôi có nói rõ là việc “tiền trảm” như thế là sai nên ông Ái đã nhận lỗi trước tập thể chúng tôi. Chính vì cách làm sai quy trình như thế, nhất là ông Ngô Trần Ái còn đề nghị “giải thể ngay chiều hôm nay” nên tôi đã khuyên anh em là “cơ quan chủ quản muốn giải thể nhanh như thế, đã gửi công văn cho Bộ TT-TT trước khi bàn bạc với TGM thì thôi, chúng ta nên để họ giải thể đi, vì có giữ lại trong hệ thống NXB Giáo dục thì chúng ta cũng sẽ không làm việc được đâu”.

 

-Vì sao họ muốn giải thể THẾ GIỚI MỚI như vậy?

 

Ông Vĩnh Thắng: Luật báo chí đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí là đảm bảo nơi làm việc, kinh phí và cơ chế để đảm bảo hoạt động của cơ quan báo chí. Tuy nhiên, từ nguyên thủy, THẾ GIỚI MỚI không phải do NXB Giáo dục đẻ ra mà chính Bộ trưởng Bộ GDĐT Trần Hồng Quân ký quyết định thành lập từ năm 1994. Đến năm 2008, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định 1528 chuyển Tạp chí THẾ GIỚI MỚI về thuộc NXB Giáo dục hoạt động theo mô hình “công ty mẹ-công ty con, hạch toán phụ thuộc”. Từ đây, THẾ GIỚI MỚI bị cuốn vào những sai lầm của pháp lý, của mô hình hoạt động và bị hạ thấp vị thế cũng như kém hiệu quả hơn trong hoạt động. Bản thân tôi về công tác tại Tạp chí này từ 02.02.2010, được bổ nhiệm thay anh Tổng Biên tập Nguyễn Xuân Đức phụ trách tạp chí từ 19.04.2011 đến nay, tôi và tập thể đã nhiều lần kiến nghị với Bộ chủ quản và NXB Giáo dục nhưng không được giải quyết triệt để mà cuối cùng bị ép đồng ý giải thể cũng là điều tất yếu thôi.

 

- Những khó khăn của THẾ GIỚI MỚI khi là “công ty con” của NXB Giáo dục?

 

Ông Vĩnh Thắng: Thứ nhất là về cơ chế pháp lý. Luật báo chí và các văn bản dưới luật đã quy định rõ báo chí là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, thậm chí có thể hoạt động dưới cơ chế tự chủ tài chính mà Nghị định 43 của Chính phủ đã ban hành. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT chuyển THẾ GIỚI MỚI về NXB Giáo dục có thể giải quyết được quy hoạch mạng lưới báo chí (xin thưa là quy hoạch này đến nay vẫn chưa được Bộ chính trị chính thức thông qua) nhưng lại sai luật báo chí. Thứ hai, hậu quả của việc theo mô hình mẹ con này là: trên giấy tờ thì là mẹ-con nhưng trên thực tế 5 năm qua, chúng tôi vẫn tự bươn chải như thời xưa, không có vốn, không có pháp lý rõ ràng (mãi đến tháng 9 năm 2012 Bộ GD-ĐT mới xin Bộ TT-TT giấy phép thay đổi tên cơ quan chủ quản từ Bộ GD-ĐT về NXB Giáo dục). Thứ ba, lãnh đạo tiền nhiệm của THẾ GIỚI MỚI là anh Nguyễn Xuân Đức đã để lại số nợ hơn hai tỉ đồng, hạch toán lãi giả trong khi lỗ thật. Đặc biệt, việc hạch toán này được cả đơn vị kiểm toán mà NXB Giáo dục thuê thực hiện ký công nhận luôn! Đáng nói hơn là NXB đã lập tức cho anh Đức nghỉ việc, rút hồ sơ mà không giải quyết những sai phạm về tài chính, những thiếu sót về điều hành, những khuyết điểm của một Đảng viên làm lãnh đạo một tờ báo mà để cho tờ báo bị nhiều “khuyết tật” như vậy! Thứ tư, chúng tôi tự bươn chải nhưng không được phê duyệt của cơ quan chủ quản. Để giải quyết những vấn đề nợ cũ tồn đọng và có vốn kinh doanh, chúng tôi ký được hợp tác quảng cáo, truyền thông, bao tiêu một phần sản phẩm nhưng lãnh đạo NXB Giáo dục nhắn tin cho tôi là “Bộ không chấp thuận cho các đơn vị khác đầu tư”. Như thế là đẩy chúng tôi vào cái thế phải bị giải thể thôi. Dù vậy, chúng tôi vẫn đảm bảo việc xuất bản báo đúng tôn chỉ mục đích, phục vụ tốt cho Bộ GD-ĐT và NXB Giáo dục như chính NXB thừa nhận trong công văn 1722 họ gửi Bộ TT-TT.

 

Hôm chiều 05/11 khi phát biểu với lãnh đạo NXB Giáo dục và nhân viên THẾ GIỚI MỚI, tôi nói rõ rằng: “Ai chơi cờ cũng biết, nếu con chốt qua được sông thì nó sẽ thành con xe hoạt động rất hiệu quả. Còn ở bên bờ sông, nó mãi chỉ là con chốt mà thôi. Cho nên, chúng ta nên để cho NXB giải thể đi”.

 

-Tình hình đời sống của anh em THẾ GIỚI MỚI khó khăn như thế nào?

 

-Ông Vĩnh Thắng: Với tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tôi không xin được tiền của cơ quan chủ quản thì tôi lấy tiền túi cá nhân cho cơ quan mượn không lãi để trả cho họ. Hiện nay, chúng tôi đã trả tiền bảo hiểm đến hết tháng 9 năm 2013, trả lương đến hết tháng 7.2013, riêng một số anh em thật sự khó khăn thì đã được nhận lương hết tháng 8 hoặc tháng 9; nhuận bút thì được trả ưu tiên cộng tác viên nhận trước, phóng viên nhận sau nhưng thực ra phóng viên của chúng tôi rất ít, bài vở chủ yếu là do cộng tác viên góp sức.

 

- Cuối cùng, vấn đề của THẾ GIỚI MỚI sẽ đi đến đâu?

 

Ông Vĩnh Thắng: Bị ép vào chỗ phải giải thể thì chúng tôi sẽ đi làm báo chỗ khác. Vấn đề là NXB Giáo dục đã thấy sai quy trình mà vẫn cứ làm cho nên chúng tôi chấp nhận giải thể khỏi NXB Giáo dục thôi. Họ là doanh nghiệp nên quan tâm của họ là tòa nhà, là lợi nhuận. Chúng tôi là người làm báo thì quan tâm đến việc giữ được thương hiệu THẾ GIỚI MỚI cho cả mai sau.

 

Tôi thấy rằng, từ một tạp chí tự chủ tài chính đúng với cơ chế kinh tế thị trường nhưng bị đẩy về với cơ chế hạch toán phụ thuộc nhưng không hưởng ngân sách và không được hợp tác đầu tư với đối tác là một bước lùi trong sự phát triển của sự nghiệp báo chí hiện nay.

 

Trước đây, tôi đã từng kiến nghị với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương: nên chăng thay đổi cách quản lý Nhà nước về báo chí theo hướng vừa chặt chẽ, vừa năng động như sau: Ban Tuyên giáo quản lý chính trị của báo chí thông qua con người của Đảng được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập, Bộ Thông tin-Truyền thông thì chịu trách nhiệm cấp phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động khi cần thiết; Báo chí hoạt động bình đẳng trước pháp luật:viết sai thì bị kiện, bị ra tòa. Không cần cơ quan chủ quản báo chí theo kiểu hiện nay vì kém hiệu quả.

(Nguồn: BBT Thế Giới Mới )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Vì sao Tạp chí THẾ GIỚI MỚi đề nghị tự giải thể?

  • Mai Vũ (16:41:04 PM 13/11/2013)Một chút bi ai

    Một chút bi ai! Là một CTV thân thiết từ ngày đầu thành lập TGM, khi ấy TGM "làm mưa làm gió trên thị trường" chỉ đứng sau Kiến Thức Ngày Nay, tôi đã từng nhận nhuận bút mỗi bài phóng sự tương đương 1 chỉ vàng (500,000). Hôm nay nghe tin TGM giải thể, chợt thấy chạnh lòng. Vì sao TGM chết? 1-Khi đang độc lập tự do ngang hàng vai vế với NXB GD, bỗng nhiên xin về làm con họ, khi làm không ra tiền thì người ta ghẻ lạnh, muốn đuổi đi. Nếu như TGM phất lên giàu có chắc ông Ái cũng vỗ tay đôm đốp!! Những ai chủ trương sáp nhập TGM về với NXBGD là tội đồ. 2- Khi TBT Đức trẻ tuổi lèo lái TGM, tăng khổ báo truyền thống từ khổ nhỏ lên khổ A4 thật chẳng giống ai. Tham gia vào hàng ngũ Báo xanh đỏ ngoài thị trường thì cũng không tham gia được mà bài vở có cái đọc như khổ cũ thì cũng chẳng làm sao. Vậy là báo để xem cũng không phải mà báo để đọc cũng chả có gì. 3- TGM trước hết phải của giới giáo chức, trước hết phải để giáo viên đọc. Tăng khổ, tăng tiền bán báo, viết toàn chuyện vĩ mô trên trời không phải của anh em giáo viên. Hồi tôi làm quản lý GD, hàng quý duyệt cho trường mua ngoài GDTĐ, mỗi số cả chục tờ TGM, mỗi bộ phận, tổ chuyên môn mỗi tờ.Mà đất nước này gần 1 triệu giáo viên từ Mèo vạc đến Cà Mau làm sao Báo chết được. Vậy là cuối cùng TGM cũng chẳng phải thuộc nhóm báo thị trường lấy quảng cáo làm chủ, cũng chả phải nhóm báo lấy "cái đọc" làm chính. Vậy thì không chết mới lạ! 4- Thuở "huy hoàng" của TGM, thiên hạ đói thông tin, những CTV phải chạy ra chực ngoài sân bay chờ báo nước ngoài về để dịch,bà con chờ đọc TGM mới biết được TG có gì còn bây giờ click là có ngay, nhưng TGM cũng không đổi thay mấy. Ngay cả những mục ăn khách của TGM là "Bước vào ngưỡng cửa thế giới chưa biết" giai đọan sau cũng hẻo quá chừng. 5- TGM giai đoạn giãy chết tôi cứ tưởng là nội san của Đại học Duy Tân? Tiếc cho cái manchette TGM. Một thời Bác Hoan, Quốc Anh, Bá Thủy, Trọng Thanh, Quang Vinh... Tiếc thay! Mai Vũ

  • Khoa Nguyen (12:36:47 PM 18/11/2013)Nhớ anhTrọng Thanh

    Mình đã từng biết anh Trọng Thanh của TGM hồi sinh viên, lúc ấy anh còn là thư ký tòa soạn, sau anh lên phó tổng biên tập. Một nhà báo thực sự có tâm với nghề và tạo điều kiện tốt nhất cho các cây bút trẻ. Người tài ko sợ thiếu đất dụng võ. Chúc Anh Trọng Thanh và các đồng nghiệp của anh sống được với ngòi bút chân chính và đầy nhiệt huyết với nghề của mình. Luôn nhớ và trân quý tình cảm của anh dành cho clb văn học nhà văn hóa Thanh Niên thời anh là phụ tránh! Khoa Nguyễn

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao Tạp chí THẾ GIỚI MỚi đề nghị tự giải thể?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI