Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Vì sao chưa xử vụ hối lộ liên quan đến thuỷ điện Sông Tranh 2?
(11:39:22 AM 29/04/2012)Vụ án ông Trần Đức Mậu, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (TCTXDTL4), nguyên Giám đốc Ban Điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2 (BĐHCTTĐ Sông Tranh 2) bị Viện KSND tối cao ra cáo trạng truy tố vào ngày 20/4/2011, ủy quyền cho Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội.
Phía TAND TP Hà Nội cũng đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 12/9/2011. Nhưng từ đó đến nay đã hơn 7 tháng, ông Mậu vẫn chưa phải hầu tòa? Vụ việc này còn liên quan đến vật tư đầu vào của công trình Thủy điện Sông Tranh 2 đang được dư luận quan tâm về chất lượng công trình sau sự cố rò rỉ nước tại đập tràn.
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã gửi giấy triệu tập bị cáo Trần Đức Mậu đúng 8h30 ngày 29/8/2011 có mặt tại Tòa án làm thủ tục nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng bị cáo Mậu không tới với lý do mắc bệnh tâm thần, hiện đang nằm điều trị tại Khoa Tâm thần - Bệnh viện 175 (Bộ Quốc phòng). Theo qui định của pháp luật, TAND TP Hà Nội không thể đưa bị cáo Mậu ra xét xử và đã ra quyết định tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo này.
Báo CAND thời điểm đó đã đưa tin: Ngày 8/10/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt quả tang ông Mậu nhận 300 triệu đồng "lót tay" của ông Trần Văn Luân tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam (ở phố Trần Bình Trọng, Hà Nội).
Quá trình điều tra có đủ cơ sở kết luận: Với chức trách từng là Phó Tổng Giám đốc TCTXDTL 4, kiêm Giám đốc Chi nhánh miền Trung và Giám đốc BĐHCTTĐ Sông Tranh 2, được TCTXDTL 4 ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định việc cho nhập hàng và ký giấy đề nghị thanh toán tiền hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp bán vật tư cho Chi nhánh miền Trung, phục vụ thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư, ông Mậu có ký kết hợp đồng mua Trobay với Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường.
Quá trình thực hiện hợp đồng này, ông Mậu gây khó khăn trong giao nhận và thanh toán tiền hàng, buộc ông Trần Văn Luân là người được Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường thuê vận chuyển hàng và ủy quyền thực hiện việc thanh toán phải đặt vấn đề "bồi dưỡng" cho ông Mậu 500 triệu đồng; đổi lại, ông Mậu giúp thanh toán hết số tiền hàng mà Chi nhánh miền Trung còn nợ Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường. Dù đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc TCTXDTL 4, không còn quyền hạn trong ký kết hợp đồng, quyết định việc giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường, nhưng ông Mậu vẫn gọi điện thoại yêu cầu ông Luân đến gặp và nhận của ông Luân 300 triệu đồng tại Khách sạn Công Đoàn thì bị bắt quả tang. Ông Mậu đã nhận rõ hành vi phạm tội, khai báo thành khẩn tại Cơ quan điều tra.
Trong quá trình công tác, được tổ chức bốn lần đề bạt chức vụ quan trọng, dĩ nhiên phải cân nhắc đến năng lực, tình hình sức khỏe của ông Mậu; ông Mậu không có biểu hiện gì, thể hiện sức khỏe không tốt. Kể cả trong thời gian bị tạm giam phục vụ công tác điều tra, là thời điểm tâm lý dễ bị "sốc" nhất, nhưng ông Mậu cũng không có biểu hiện bệnh lý tâm thần.
Đến khi ông Mậu được tại ngoại và nhận tống đạt cáo trạng truy tố tội danh "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo điểm a, khoản 3, Điều 280 Bộ luật Hình sự, đối mặt với mức án có thể phải chịu hình phạt từ 13 năm đến 20 năm tù giam, ông Mậu mới "phát sinh" bệnh tâm thần?!
Nhằm làm rõ kết luận giám định của Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, Viện KSND Tối cao đã yêu cầu giải thích cụ thể nội dung kết luận giám định "Trần Đức Mậu bị bệnh rối loạn cảm xúc phân liệt, kiểu hỗn hợp (F25.2)". Trong công văn phúc đáp, Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng đã giải thích biểu hiện bệnh và cho biết quá trình điều trị, bệnh tình của ông Mậu có cải thiện, các triệu chứng loạn thần, trầm cảm giảm, nhưng chuyển biến rất chậm; bệnh nhân ngủ chưa sâu, còn khó ngủ...
Căn cứ tài liệu điều tra, biên bản giám định pháp y tâm thần và công văn giải thích nội dung kết luận của Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, Viện KSND Tối cao cho rằng: Tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của bị can Mậu có bị hạn chế, nhưng quá trình điều trị bệnh có cải thiện; vì vậy Viện KSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố đối với ông Mậu theo tội danh đã viện dẫn.
Vụ án đang được cơ quan tố tụng Trung ương xem xét, thống nhất để có hướng xử lý sớm nhất.
Để khách quan, đúng qui định, trình tự tố tụng, đồng thời không bỏ sót tội phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cần thiết phải trưng cầu giám định lại tình trạng bệnh của ông Trần Đức Mậu tại một tổ chức pháp y chuyên sâu về tâm thần.
Đây là vụ án nghiêm trọng, liên quan đến công trình thủy điện Sông Tranh 2 - một công trình đang thu hút sự quan tâm của dư luận về chất lượng sau sự cố rò rỉ nước ở đập tràn. Trong thời gian thi công công trình này, ông Mậu là Giám đốc BĐHCTTĐ Sông Tranh 2, trực tiếp quản lý, điều hành, chỉ đạo thi công công trình. Tuy nhiên, với cách mua vật tư mà "giấy thông hành" là "lót tay" như ông Mậu đã làm, liệu chất lượng "đầu vào" của công trình có được đảm bảo? Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?