»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:17:49 AM (GMT+7)

Vì sao biệt phủ đại gia vàng vẫn tồn tại?

(20:03:37 PM 19/03/2015)
(Tin Môi Trường) - “Phạt cho tồn tại” phải chăng là một tiền lệ nguy hiểm tại khu rừng đặc dụng có nhiều giá trị về du lịch và cả quốc phòng này?

Vì[-]sao[-]biệt[-]phủ[-]đại[-]gia[-]vàng[-]vẫn[-]tồn[-]tại?
Biệt phủ nguy nga của ông Ngô Văn Quang tại đồi Chim Chim, núi Hải Vân. Ảnh: Nhiệt Băng

 

Ngày 4/2/2015, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã làm dư luận nức lòng khi ra “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính” với ông Phan Như Thạch (Thiếu tướng, nguyên GĐ Công an tỉnh Quảng Nam - đã nghỉ hưu từ tháng 9/2014) và ông Ngô Văn Quang (GĐ một công ty khai thác vàng ở Quảng Nam) vì xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân.

Nói nức lòng là vì xưa nay những vi phạm như vậy rất phổ biến, và việc xử lý vi phạm vốn thường rất nhập nhằng, huống hồ chi đây là một “Quyết định xử phạt” của cấp huyện, và đụng chạm đến các “nhân vật” được xem là “tai to mặt lớn” xứ này!

Người ta bán tín bán nghi về hiệu lực thực tế. Rất nhiều người cho rằng “nói dzậy chớ hông phải dzậy”. Cứ chờ xem sao rồi hẵng hoan nghênh.

Và, như để trấn an dư luận, UBND quận Liên Chiểu luôn khẳng định: “vi phạm pháp luật là phạt, không cần biết đó là ai, đúng 35 ngày sau ngày ra quyết định, ai không tuân thủ chúng tôi sẽ cưỡng chế ngay!”. Hùng hồn và minh bạch làm sao. Đúng tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Vậy nhưng, sau ngày 10/3 vừa qua, dù đã hết hạn theo quyết định, biệt thự tướng Thạch thì đã được chính chủ nhân tháo dỡ (gần xong) còn biệt phủ nguy nga của ông Quang chỉ tháo dỡ một ngôi nhà đúc nho nhỏ vỏn vẹn hơn mười mét vuông. Toàn bộ lầu gác hoa lệ giữa mây núi Hải Vân vẫn cứ … trơ gan như thách thức dư luận!

Cần biết rằng cả ông Phan  Như Thạch và ông Ngô Văn Quang đầu chịu hình thức nhận phạt tiền mỗi hộ 22,5 triệu đồng vì "Tổ chức thi công xây dựng công trình nhà ở trên phần đất không được phép xây dựng. Vi phạm vào Điểm a, Khoản 7, Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở"; buộc tháo dỡ trong vòng 35 ngày (kể từ ngày ra quyết định).

Và riêng đối với ông Ngô Văn Quang còn nhận thêm một Quyết định xử phạt khác với số tiền 15 triệu đồng vì "Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép"; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời gian là 35 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định.

Theo người phát ngôn của quận Liên Chiểu, ông Ngô Văn Quang xin giữ lại tất cả những hạng mục xây dựng trái phép trên với mục đích làm du lịch sinh thái. Và cũng theo người phát ngôn này, ông Quang có cả… một năm tồn tại để chờ quyết định của UBND TP.Đà Nẵng rằng có đồng ý cho chuyển đổi mục đích hay không (lúc đó mới sẽ tính tiếp phương án)?  Nói theo người phát ngôn, 35 ngày chỉ là thời hạn mà là chính quyền đặt ra để chủ nhân các ngôi biệt phủ tự giác làm trước.

Như vậy, nếu chấp thuận cho "biệt phủ" của ông Quang tồn tại, chuyển sang kinh doanh du lịch thì quả là tính nghiêm minh của pháp luật đang bị thách thức nghiêm trọng bởi đây là sự việc được dư luận cả nước quan tâm.

Chính cái sự mạnh miệng ban đầu rằng những người vi phạm chỉ có 35 ngày để chấp hành nếu không sẽ bị cưỡng chế của UBND quận Liên Chiểu đã làm dư luận chờ đợi, hy vọng. Nhưng để mọi việc trì hoãn và có xu hướng “lái” sang phía khác, thì lãnh đạo nơi đây đang đối mặt với nhiều lời đồn đoán thiếu minh bạch.

“Phạt cho tồn tại” phải chăng là một tiền lệ nguy hiểm tại khu rừng đặc dụng có nhiều giá trị về du lịch và cả quốc phòng này? Và dư luận cũng thắc mắc rằng vì sao một thiếu tướng về hưu lại bị “phân biệt đối xử” với một đại gia khai thác vàng khi mà cả hai đều vi phạm như nhau?

Thậm chí có dư luận còn cho rằng tại vùng đất có nhiều khe suối đó còn có cả vàng,  mà “biệt phủ ông Quang” thì rộng mênh mông, lúc nào cũng cửa đóng then cài nên đâu biết được vị chủ nhân dự định chuyển sang kinh doanh du lịch hay tiếp tục sử dụng cho những mục đích kinh tế khác?

Nguyễn Đình Bổn/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao biệt phủ đại gia vàng vẫn tồn tại?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI