»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:29:18 AM (GMT+7)

Vi phạm môi trường: Xử “trớt huớt”!

(21:42:18 PM 07/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý vi phạm gây nhiều bức xúc trong dân nhưng luật vẫn chưa quy định rõ điều này

Tại hội thảo góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức sáng 7-10, nhiều đại biểu cho rằng luật cần quy định cụ thể về xử vi phạm và sát với thực tế hơn.

 

Bỏ phong bì thay vì nộp phạt

 

GS-BS Trần Đông A khẳng định môi trường vừa là nguồn gốc của sức khỏe vừa là nguyên nhân của bệnh tật. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm môi trường sống có những thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi này làm thay đổi kết cấu của bệnh tật, xuất hiện nhiều loại bệnh mới, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng tại sao việc xử lý chưa được làm đến nơi đến chốn!
 
 
Ông Trần Minh Khiêm - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP HCM (đứng) - đề xuất thành lập đội thanh tra môi trường
 

GS-BS Trần Đông A bày tỏ vui mừng khi biết Thủ tướng vừa phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo đó, từ nay tới hết năm 2020, cả nước xử lý triệt để gần 500 cơ sở, tiến tới không còn cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông vẫn lo lắng về lộ trình thực hiện.

 

Liên quan về xử vi phạm trong lĩnh vực môi trường, ông Trần Minh Khiêm - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP HCM - cho rằng khó làm được. Ông dẫn chứng trên địa bàn quận Bình Tân, hiện phân ra 3 loại cơ sở do thành phố, quận và phường cấp phép, quản lý, kiểm tra. Thực tế cho thấy có nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm, quận đã tiến hành xử lý nhưng họ vẫn cố tình tiếp tục làm sai.

 

“Chúng tôi xử lý hành chính, rút giấy phép kinh doanh rồi cắt điện, vậy mà họ vẫn lén câu điện nhờ để tiếp tục kinh doanh. Không phải địa phương buông lỏng quản lý, xử lý nhưng xử lý rất khó vì chúng ta phân ra quá nhiều đơn vị quản lý” - ông Khiêm nhận xét. Vì vậy, ông đề xuất thành lập đội thanh tra về môi trường giống chức năng của đội trật tự đô thị, đỡ phân cấp cho thành phố, quận - huyện, phường - xã.

 

“Việc xử vi phạm về môi trường còn gây nhiều bất bình. Nhiều đơn vị, cá nhân vi phạm “quá trời quá đất” nhưng xử lý “trớt huớt”. Trong khi đó, doanh nghiệp vi phạm nhỏ thôi mà phạt cả trăm triệu đồng. Tôi biết ở nhiều doanh nghiệp, công nhân vô tình bỏ cái khăn dính nhớt hay bình ắc-quy cũ, cái bóng đèn lộn trong rác thải sinh hoạt thì bị phạt nặng ngay. Như vậy có phải là bất nhẫn không?” - ông Phạm Quốc Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Samco, đặt vấn đề.

 

Ông Tài cũng nêu ra một hiện tượng tham nhũng trong xử vi phạm môi trường: Thay vì nộp vài chục triệu đồng tiền phạt thì đơn vị vi phạm bỏ phong bì 10 triệu đồng cho cán bộ là xong!

 

Chưa sát thực tế

 

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) còn nhiều điểm chưa sát cơ sở. Cụ thể, điểm đ, khoản 1, điều 60 chỉ quy định hộ gia đình chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với sinh hoạt con người nhưng không quy định điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Củ Chi là huyện nông nghiệp, chăn nuôi quy mô gia đình 100-150 gia súc/trại rất nhiều. Biện pháp xử lý hiện nay là dùng hầm biogas. Tuy nhiên, nước thải lại gây ô nhiễm môi trường rất cao, luôn vượt chuẩn.

 

Điều 61 cũng chưa quy định khoảng cách đáp ứng điều kiện vệ sinh môi trường giữa nghĩa trang, nghĩa địa và khu dân cư là bao nhiêu. Với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhưng không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Bộ Y tế cũng không có văn bản hướng dẫn về khoảng cách an toàn của nghĩa trang, nghĩa địa đến dân cư.

 

Hiện trên địa bàn huyện Củ Chi, nghĩa trang vẫn tồn tại trong khu dân cư. Một số nghĩa trang phù hợp quy hoạch nhưng nhà ở dân cư lại tiếp giáp. “Do đó, cần có hướng dẫn thống nhất về điều kiện, khoảng cách đáp ứng điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đối với nghĩa trang, giúp địa phương từng bước hoàn chỉnh quy hoạch nghĩa trang tập trung và đóng dần các nghĩa trang không bảo đảm an toàn về điều kiện vệ sinh môi trường” - ông Dũng kiến nghị.

Chất thải rất hôi nhưng... đạt chuẩn

 

Một bất cập khác cũng được ông Ngô Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận 9, TP HCM - nêu ra: Người dân phản ánh nhiều cơ sở sản xuất xả chất thải rất hôi nhưng khi cơ quan chức năng đo nồng độ thì vẫn đạt chuẩn. Theo ông Tuấn, Bộ Y tế cần thay đổi tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định rõ ràng trong luật.

PHAN ANH (báo NLĐ)
Từ khóa liên quan: vi phạm, môi trường, xử , trớt huớt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vi phạm môi trường: Xử “trớt huớt”!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI