»

Thứ sáu, 22/11/2024, 11:57:56 AM (GMT+7)

Trà Vinh: Xử lý hơn 1.100 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi, đê điều

(14:09:20 PM 30/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thực hiện Nghị định số 139/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng chống lụt bão, đến nay tỉnh đã phát hiện và xử lý 1.107 trường hợp vi phạm; trong đó có 975 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi và 132 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực đê điều.

Trà[-]Vinh[-]xử[-]lý[-]hơn[-]1.100[-]trường[-]hợp[-]vi[-]phạm[-]công[-]trình[-]thủy[-]lợi,[-]đê[-]điều

Trà Vinh xử lý hơn 1.100 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi, đê điều -Ảnh: TL


Cụ thể, các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê điều như xây dựng nhà, kho, bến, bãi vật liệu, trồng cây lâu năm, cắm trụ điện trong hành lang bảo vệ công trình, đào kênh thoát nước, đặt ống nước qua công trình… Các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi như: đặt phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản trên lòng sông, kênh, rạch gây cản trở dòng chảy; lấn chiếm hành lang công trình làm nhà ở, chuồng trại chăn nuôi; đậu xà lan, trồng cây lâu năm, đào kênh lấy đất…

Các trường hợp vi phạm đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh yêu cầu tháo dỡ và di dời, trả lại công trình như hiện trạng ban đầu. Đồng thời xử phạt hành chính 5 trường hợp có hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi và 1 trường hợp sang lấp kênh với tổng số tiền 41,5 triệu đồng.

Ông Đoàn Tấn Triều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện vẫn còn 33 trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi, đê điều làm nhà ở, chuồng trại chăn nuôi…chưa chấp hành tháo dỡ theo yêu cầu. Nguyên nhân là các trường hợp vi phạm đều là hộ nghèo, cuộc sống khó khăn, trong khi đó nhà nước chưa có nguồn kinh phí để hỗ trợ bồi hoàn, tái định cư.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Trà Vinh đang nghiên cứu tìm giải pháp đưa những hộ này vào khu tái định cư để chấm dứt tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tuyên truyền các quy định về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật đến các sở, ngành, địa phương. Đồng thời phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hòa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trà Vinh: Xử lý hơn 1.100 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi, đê điều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI