»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:55:38 AM (GMT+7)

Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương lên tiếng việc bị "gán tội" giết thịt động vật quý hiếm

(07:57:30 AM 04/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương khẳng định hình ảnh một con thú đang bị nướng là do mình chụp, sau đó đưa lên trang Facebook cá nhân và lan truyền rộng rãi và bị nghi ngờ là động vật rừng quý hiếm chỉ là một con dê.

Sáng 3-5, ông Lê Vĩnh Thái, Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương thuộc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế đã lên tiếng về việc mình bị "gán tội" giết hại, tiêu thụ động vật quý hiếm để ăn nhậu giữa rừng.

 
Trong sáng cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đăng tải hình ảnh một con thú còn nguyên, thuộc loài có móng, màu vàng, có 2 sừng và bộ phận sinh dục đực, đang bị quay nướng ở giữa rừng. Hình ảnh trên được những người này khẳng định là lấy từ Facebook ông Lê Vĩnh Thái và đặt câu hỏi đối với người này rằng đây là con gì? Nhiều người nghi ngờ đó là cá thể thuộc loài mang, sao la... và "kết tội'' ông Thái đã giết hại, tiêu thụ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thộc nhóm IB, có thể bị phạt số tiền lớn, kèm phạt tù.
 
 
Tổng[-]Biên[-]tập[-]Tạp[-]chí[-]Sông[-]Hương[-]lên[-]tiếng[-]việc[-]bị[-]"gán[-]tội"[-]giết[-]thịt[-]động[-]vật[-]quý[-]hiếm
Hình ảnh cá thể động vật đang bị nướng từ trang Facebook cá nhân ông Thái được nhiều người chia sẻ với nghi ngờ rằng đây là thú rừng quý hiếm.
 
Vì vậy, mạng xã hội dậy sóng về chuyện một người có trình độ, chức vị nhưng lại đi giết hại, tiêu thụ động vật quý hiếm nên cần phải điều tra làm rõ.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Thái xác nhận hình ảnh con thú đang bị nướng được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội là do ông chụp, đăng lên trang Facebook của mình vào ngày 2-5. Tuy nhiên, sau vài chục phút ông tự thấy "không hay" nên tháo gỡ nhưng không ngờ hình ảnh đó lại lan truyền nhanh chóng trên mạng với nghi ngờ mình liên quan đến hành vi giết hại, tiêu thụ động vật rừng.
 
Ông cho biết con thú này được ông và nhóm bạn tổ chức nướng để ăn uống ở một khu vực nương rẫy gần các mỏ đá, cạnh đường Quốc lộ 1 tránh TP Huế, đoạn qua thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế vào chiều 2-5
 

Tổng[-]Biên[-]tập[-]Tạp[-]chí[-]Sông[-]Hương[-]lên[-]tiếng[-]việc[-]bị[-]"gán[-]tội"[-]giết[-]thịt[-]động[-]vật[-]quý[-]hiếm

Tuy nhiên ông Thái nói rằng đây chỉ là một con dê mà nhóm bạn của ông đặt làm, mang lên núi nướng ăn.
 
Ông Thái khẳng định rằng đó là con dê đực người dân nuôi bán thịt mà bất kỳ người nào am hiểu đều có thể nhận ra thông qua đặc điểm bộ sừng cũng như bộ phận sinh dục. "Nhóm bạn của chúng tôi hơn 10 người, mỗi người góp 300.000 đồng rồi đặt mua một con dê làm sẵn, nặng mười mấy kg mang lên nướng. Lúc đầu tôi nghĩ con dê thì bình thường, ai nhìn cũng biết nên chụp ảnh đăng lên chứ thú rừng thì tôi có mọc sừng cũng không dám ăn. Tôi nghĩ mình không nên đưa lên mạng cái chi hết. Hình ảnh đó nhạy cảm là nướng ở khu vực đồi núi, cây cối nên họ nghĩ này nọ chứ ở thành phố thì chắc là bình thường. Tôi thành thật xin lỗi mọi người vì đã đăng tải hình ảnh phản cảm, thiếu tính nhân văn, dù đó là con dê nuôi" – ông Thái chia sẻ.
 
Ông Thái cho biết con dê được một người tên Bình trong nhóm bạn của mình đặt làm ở nhà hàng Thủy Tiên, đường Sóng Hồng, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. "Anh em họ đặt làm, xong thì bỏ vào bao đưa lên để cùng nướng ăn. Chúng tôi tổ chức ở đó do không muốn ăn nhậu ở quán sá, phần vì muốn rẻ và hiện đang trong thời điểm được khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch bệnh" - ông Thái nói. 
 
Một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế xác nhận đã nắm được thông tin trên và sẽ vào cuộc làm rõ cá thể động vật này là con gì để có căn cứ xử lý.
 
Ông Lê Vĩnh Thái trước khi đến công tác tại tạp chí Sông Hương từng là một thầy giáo dạy ở Trường THCS xã Hương Thọ. Ông là người thầy giáo nổi tiếng vì đã cứu được 57 học sinh của trường thoát khỏi cái chết trong cơn lũ lịch sử năm 1999.
(NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương lên tiếng việc bị "gán tội" giết thịt động vật quý hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI