»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:38:21 AM (GMT+7)

Tổ chức thực thi pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng để Luật Đất đai đi vào cuộc sống

(07:48:24 AM 16/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Đất đai là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và có tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Để góp phần nâng cao công tác quản lý đất đai, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những điều khoản mới, tích cực, đặc biệt là vấn đề nâng cao vai trò giám sát của người dân. Bên thềm năm mới Ất Mùi 2015, Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sau hơn 6 tháng triển khai Luật.

[-]Tổ[-]chức[-]thực[-]thi[-]pháp[-]luật[-]có[-]vai[-]trò[-]đặc[-]biệt[-]quan[-]trọng[-]để[-]Luật[-]Đất[-]đai[-]đi[-]vào[-]cuộc[-]sống[-]

Ảnh minh họa

 

* Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, sau hơn 6 tháng thực hiện, Luật Đất đai đã đem lại những thay đổi gì trong công tác quản lý đất đai? 

 

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Đất đai là lĩnh vực tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường theo sát tình hình triển khai thi hành Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau hơn 6 tháng luật chính thức có hiệu lực, đánh giá sơ bộ Luật Đất đai đã có những tác động tích cực đối với công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý thị trường bất động sản. 


Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực đã góp phần tháo gỡ được nhiều vướng mắc, khó khăn tại các địa phương thời gian vừa qua, đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, giúp việc quản lý đất đai được công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng; hạn chế tiêu cực, tham nhũng, giải quyết được tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí; sàng lọc, lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực để thực hiện các dự án, tạo điều kiện thuận lợi hơn để khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 


Luật Đất đai năm 2013 có những quy định phù hợp hơn với cơ chế thị trường như giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá đất cụ thể theo cơ chế thị trường; quy định đăng ký đất đai là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất; quy định xử phạt hành chính nặng đối với những trường hợp không đăng ký đất đai, chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà… đã có tác động tích cực làm lành mạnh hơn thị trường bất động sản. 


Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; những ưu đãi trong sử dụng đất của người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và quy định liên quan đến cơ chế hòa giải, giải quyết trach chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai đã góp phần giữ vững được ổn định chính trị, xã hội nhất ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; tạo xung lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. 

 

Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 còn tạo lập được môi trường bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, qua đó cải thiện một bước môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. 


* Phóng viên: Luật Đất đai 2013 đã thiết lập sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, xin Thứ trưởng nói rõ hơn về điều này? 


Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Có thể nói đây là một trong những điểm đổi mới quan trọng của Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước. Luật Đất đai năm 2013 quy định nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng các trường hợp còn lại được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần việc thu hồi đất cho cả thời gian thuê. 


Quy định mở rộng quyền cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở theo quy định hiện hành còn được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất. 


Chủ yếu áp dụng hình thức giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, qua đó đảm bảo lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực tham gia thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. 


* Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, mặc dù Luật Đất đai và những văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều nội dung đổi mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính; nhưng ở đâu đó người dân vẫn chưa hài lòng khi thực hiện các thủ tục về quyền của người sử dụng đất, Bộ có giải pháp gì để Luật đi vào cuộc sống và người dân, doanh nghiệp được thuận lợi, giảm phiền hà trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai? 


Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Để Luật Đất đai đi vào thực tiễn cuộc sống, việc tổ chức thực thi pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, ngoài sự nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ để tổ chức thực thi đúng chính sách pháp luật về đất đai; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai cho người dân nhất là về quyền và nghĩa vụ của người dân để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc tổ chức thi hành luật; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai. 


Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực pháp luật đất đai, tạo chuyển biến rõ nét phải tiếp tục nâng cao năng lực quản lý đất đai từ Trung ương tới địa phương trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ đa mục tiêu để từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất đai. Kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát triển quỹ đất theo mô hình dịch vụ công, tập trung một cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất nhất là trong lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường hỗ trợ và tái định cư. 


Luật Đất đai năm 2013 thực sự đi vào cuộc sống cần ban hành văn bản quy định về quy trình liên thông giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước như đầu tư, xây dựng, tài chính, thuế, đất đai... để lồng ghép quy trình, rút ngắn, thời gian, đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy trình thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận thủ tục; xử lý nghiêm và kịp thời các cơ quan, tổ chức quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính. Tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành. Thiết lập hệ thống theo dõi đánh giá nhằm tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, của nhân dân và đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. 


Nếu làm tốt các nhiệm vụ nêu trên tôi tin rằng sẽ nâng cao được chỉ số tiếp cận đất đai của từng địa phương, cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. 


Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thi hành luật ở các địa phương và sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình một năm thi hành Luật vào tháng 7/2015. 


Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! 

Thu Hà (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổ chức thực thi pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng để Luật Đất đai đi vào cuộc sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI