Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thừa Thiên - Huế:Công ty cấp nước xâm hại mồ mả
(20:52:27 PM 06/11/2013)Trắng trợn
Ngày 4.11, hàng trăm người dân thôn Cổ Lão ùa đến nghĩa địa Cam Lai Xứ của thôn để bao vây, ngăn chặn việc người của Công ty Cấp nước Thừa Thiên- Huế ngang nhiên xâm phạm mồ mả. Tại đây, người dân hoảng hốt khi thấy hàng loạt ngôi mộ của người thân đã bị đơn vị thi công xâm phạm trắng trợn.
Ông Phạm Hữu Thuận- Trưởng thôn Cổ Lão, cho biết, đã có tổng cộng 24 ngôi mộ tại nghĩa địa bị xâm phạm bởi việc thi công đường ống dẫn nước của Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế. Trong đó, 18 ngôi mộ là của người thân các hộ dân trong thôn, 6 ngôi mộ còn lại là của gia tộc họ Đặng. Nhiều ngôi mộ trong số này đã bị đào bới, san lấp nghiêm trọng, gạch cổ và bia mộ bị vứt ngổn ngang. Ông Phạm Văn Thuần - con cháu họ Đặng - cho biết: Trong 6 ngôi mộ của gia tộc bị xâm hại, có nhiều ngôi đã bị tàn phá nặng nề. “Bên cạnh đường ống dẫn nước ngổn ngang tại công trình, chúng tôi phát hiện hài cốt (đã hóa tro màu đen) của người trong gia tộc. Không hiểu tại sao họ có thể có hành vi trắng trợn như thế với người đã khuất” - ông Thuần bức xúc.
Trước sự bao vây, ngăn cản quyết liệt của người dân, ngày 4.11, người của Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế phải ngừng thi công công trình. Theo nhiều người dân, khi thi công đường ống dẫn nước qua nghĩa địa, người của Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế biết rõ họ đã đào phá mồ mả nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ. “Nếu chúng tôi không kịp thời phát hiện và ngăn cản thì số lượng mồ mả bị xâm phạm sẽ rất lớn”- một người nói.
Phớt lờ cảnh báo
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng công an và Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hương Trà đã đến hiện trường lập hồ sơ xử lý. Ngày 5.11, các cơ quan chức năng của thị xã Hương Trà và xã Hương Toàn đã chủ trì buổi làm việc với đại diện Công ty Cấp nước Thừa Thiên- Huế và các hộ dân có mồ mả bị xâm phạm. Theo đó, nguyên nhân khiến 24 ngôi mộ ở nghĩa địa Cam Lai Xứ bị xâm phạm được xác định là do Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế thi công sai quy trình, nên doanh nghiệp này phải khắc phục.
Tiếp xúc với PV, ông Nguyễn Xuân Phúc - một trong những đại diện của Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế tham dự buổi làm việc, cho rằng, trước khi thi công đường ống cấp nước trên, phía công ty đã làm việc với UBND xã Hương Toàn.
Cụ thể, theo ông Phúc, đơn vị thi công đã trình bản vẽ thiết kế cho lãnh đạo xã Hương Toàn và đã được thông qua. Ông Trương Công Nam - Giám đốc Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế, cũng nói công ty đã thông qua chính quyền trước khi thi công công trình. Về việc xâm phạm mồ mả, khi được hỏi, ông Nam nói “không có vấn đề gì”.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hữu Mạng - Trưởng thôn Cổ Lão, từ khi công trình mới ở giai đoạn khảo sát và thiết kế, ông và nhiều người dân đã cảnh báo việc thi công công trình này sẽ xâm phạm - ông Mạng khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Tho - Chủ tịch UBND xã Hương Toàn khẳng định không hề có chuyện phía Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế đã thông qua chính quyền xã trước khi thi công công trình. “Đến ngày 4.11, khi người dân ngăn chặn việc làm của công ty, chúng tôi mới biết để lập biên bản”- ông Tho nói.
Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế nói đã thông qua chính quyền trước khi thi công công trình, nhưng chính quyền xã lại khẳng định khi người dân ngăn chặn việc làm của công ty, xã mới biết.
Ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên - Huế:Công ty cấp nước xâm hại mồ mả
-
DƯƠNG VĂN TÂN (08:55:08 AM 29/12/2013)Bình luận
hoan nghênh báo đã đưa tin ,dựa vào gì về việc xâm hại mồ mã nhưng khi được hỏi ông giám đốc này nói<
>
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)