»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:50:51 PM (GMT+7)

Thấy gì qua thông báo của UBKT Trung ương về vụ MobiFone-AVG?

(15:53:45 PM 04/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Kết luận chính thức sẽ được phát hành, gửi tới các tổ chức, cá nhân liên quan để sau đó triển khai bước tiếp theo là xem xét, thi hành kỷ luật với đảng viên, tổ chức đảng theo kết luận kiểm tra.

Như đã đưa tin, ngày 2-6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã ra thông cáo báo chí về kỳ họp thứ 26 của cơ quan này, trong đó đề cập tới kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Ban cán sự đảng Bộ TT&TT xoay quanh dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG. 

 

Thấy[-]gì[-]qua[-]thông[-]báo[-]của[-]UBKT[-]Trung[-]ương[-]về[-]vụ[-]MobiFone-AVG?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 2-6 ra thông báo có nội dung việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
 
Ai liên quan, ai chịu trách nhiệm chính?
 
Một cách tổng quát, cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm này được tiến hành diện rộng, không chỉ với Bộ TT&TT, doanh nghiệp trực thuộc MobiFone mà với cả năm cơ quan khác: Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương... Nhưng trong thông cáo báo chí chỉ tập trung vào hai tổ chức đảng ở Bộ TT&TT, MobiFone và một số cá nhân lãnh đạo.  
 
Với các cá nhân ở Bộ TT&TT và doanh nghiệp trực thuộc MobiFone, mức độ trách nhiệm thể hiện khá rõ.
 
Với Bộ TT&TT, trách nhiệm “hàng đầu” là ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016.
 
Ngoài trách nhiệm chính do là người đứng đầu nhiệm kỳ trước, sai phạm của ông Son được UBKT Trung ương liệt kê nhiều hơn và xem ra tính chất nghiêm trọng hơn so với người kế nhiệm là Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Đó là “có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể Ban cán sự”, là “trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án”, là “giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công”…
 
Là cấp phó cho ông Son thời kỳ ấy, ông Trương Minh Tuấn với yêu cầu cao về trách nhiệm đảng viên, nhất là một thành viên của Ban cán sự đảng thì ông Tuấn cũng phải chịu trách nhiệm do việc thay mặt Bộ trưởng Son ký Quyết định số 236 ngày 21-12-2015 phê duyệt dự án MobiFone mua cổ phần AVG,  cùng một số văn bản trái quy định khác, cũng như do buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án. 
 
Trong thương vụ được kết luận là gây thất thoát lớn tài sản nhà nước này, ông Son, ông Tuấn là người trực tiếp chỉ đạo và ký những văn bản có tính chất quyết định nên trách nhiệm là trực tiếp và nhiều nhất. Còn ông Phạm Hồng Hải, thứ trưởng hai khóa dù không trực tiếp “can dự” nhưng theo UBKT Trung ương vẫn phải chịu trách nhiệm do được phân công theo dõi hoạt động của MobiFone, cũng như do ký một số văn bản liên quan dự án có nội dung trái quy định.
 
Ở cấp thấp hơn được đề cập tới trong thông cáo báo chí là  ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT. Ông Trọng không phải là người có thẩm quyền để ra các văn bản có tính chất quyết định dẫn tới sai phạm nhưng bị đánh giá là “có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng” trong việc tham mưu.
 
Từ những bóc tách trên đây, thông cáo báo chí của UBKT Trung ương phân loại: Ông Son, ông Tuấn, ông Trọng vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng; ông Hải vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.
 
Cũng theo cách cá thể hóa trách nhiệm ấy, với MobiFone, UBKT Trung ương kết luận hai ông Lê Nam Trà - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Cao Duy Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc MobiFone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho Hội đồng thành viên MobiFone trình Bộ TT&TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án và trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan trái quy định. Vi phạm của hai người này được đánh giá là rất nghiêm trọng.
 
Thấy[-]gì[-]qua[-]thông[-]báo[-]của[-]UBKT[-]Trung[-]ương[-]về[-]vụ[-]MobiFone-AVG?
Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016. Ảnh: ITN
 
Bước tiếp theo là gì?
 
Theo quy định của Đảng, kỳ họp 26 của UBKT Trung ương mới dừng ở bước đầu tiên là thảo luận tập thể để ra kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. Kết luận chính thức sẽ được phát hành, gửi tới các tổ chức, cá nhân liên quan để sau đó triển khai bước tiếp theo là xem xét, thi hành kỷ luật với đảng viên, tổ chức đảng theo kết luận kiểm tra.
 
Ở quy trình này, đoàn kiểm tra của UBKT Trung ương sẽ triển khai kết luận kiểm tra tới đảng viên, tổ chức đảng. Đảng viên vi phạm sẽ làm bản tự kiểm điểm. Các tổ chức đảng mà đảng viên đó sinh hoạt, gồm chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sẽ họp nghe đảng viên vi phạm tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật, rồi thảo luận, bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật. Các hội nghị kiểm điểm này có đại diện đoàn kiểm tra dự. Tổng hợp kết quả các hội nghị kiểm điểm này sẽ được đoàn kiểm tra báo cáo và Ủy ban Kiểm tra trung ương tiếp tục họp để ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật theo thẩm quyền.
 
Trong vụ việc này, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương đảng nên thuộc diện Bộ Chính trị quản lý. Ông Phạm Hồng Hải là thứ trưởng còn ông Nguyễn Bắc Son đã nghỉ hưu nên thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Nhiều khả năng, việc kỷ luật với cấp này sẽ do Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị quyết định. Còn cấp thấp hơn như ông Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thì UBKT Trung ương toàn quyền quyết định thi hành kỷ luật.
 
Quy định 102 của Bộ Chính trị ngoài phân loại hậu quả hành vi vi phạm ở bốn mức ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì cũng quy định cụ thể từng nhóm hành vi mà tương ứng với nó hoặc hậu quả xảy ra mà hình thức kỷ luật tương ứng là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Đây sẽ là cơ sở để các hội nghị kiểm điểm đề xuất hình thức kỷ luật và để UBKT Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.
 
Còn một yếu tố nữa là việc Bộ TT&TT chỉ đạo, sau đó MobiFone - cùng nhóm cổ đông AVG mà ông Phạm Nhật Vũ là "nòng cốt" thống nhất hủy thỏa thuận mua bán cổ phần trước đó và đến nay đôi bên đã cơ bản hoàn tất thanh toán lại khoản tiền hơn 8.900 tỉ đồng giá trị thương vụ. Điều này chưa biết tới đây sẽ được xem xét thế nào. 
 
Cũng như vậy, về khả năng xử lý hình sự, hiện chưa rõ kết luận chính thức của UBKT Trung ương có đề nghị cụ thể hay không nhưng không thấy nói tới trong thông cáo báo chí. Tuy nhiên, vấn đề này đã được Thanh tra Chính phủ kiến nghị trong kết luận thanh tra ban hành hồi tháng 3 vừa qua và thực tế cơ quan này đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Bộ Công an để chỉ đạo điều tra làm rõ theo thẩm quyền. Hiện chưa có thông tin chính thức nào về việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG.
NGHĨA NHÂN (báo Pháp luật TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thấy gì qua thông báo của UBKT Trung ương về vụ MobiFone-AVG?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI