»

Thứ ba, 05/11/2024, 03:54:50 AM (GMT+7)

Thanh tra kiến nghị kỷ luật lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội trong việc thay thế cây xanh

(12:12:58 PM 19/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, có hình thức kỷ luật với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở Xây dựng và những người trực tiếp liên quan đến đề án chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh tại thủ đô.

Sáng 19/5, Thanh tra thành phố công bố kết luận thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. 


Theo kết luận thanh tra, cải tạo thay thế cây xanh đô thị là việc hệ trọng và nhạy cảm, tác động trực tiếp không chỉ đến cảnh quan, môi trường mà còn tới tình cảm, đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, khi triển khai, Sở Xây dựng chưa tranh thủ rộng rãi ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cộng đồng cư dân nơi chịu tác động. Công tác thông tin trước và trong quá trình thực hiện chưa tốt, chưa sâu rộng nên chưa tạo sự đồng thuận cao của người dân.


Thanh[-]tra[-]kiến[-]nghị[-]kỷ[-]luật[-]lãnh[-]đạo[-]Sở[-]Xây[-]dựng[-]Hà[-]Nội[-]trong[-]việc[-]thay[-]thế[-]cây[-]xanh

Thanh tra thành phố cho rằng việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú phục vụ thi công dự án đường sắt trên cao là cần thiết. Ảnh: Bá Đô.

 

Trong đề án, tiêu đề một số mục nêu chung chung, chưa làm rõ tiêu chí để đánh giá, phân định như: số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của người dân... Do đó khi tổng hợp thành số liệu 4.500 cây là chưa cụ thể từng nội dung việc cải tạo, thay thế làm cho dư luận lo ngại về số lượng cây sẽ bị “chặt hạ” quá nhiều. Nhiều người hiểu đây chỉ là việc “chặt hạ”, “loại bỏ” cây xanh hàng loạt, từ đó bức xúc.


Bên cạnh đó, việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6.708 cây là chưa khoa học, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố. Công tác thông tin tuyên truyền không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư luận nhân dân hiểu lầm, lo lắng cho rằng thành phố có chiến dịch chặt hạ 6.708 cây xanh; đồng thời gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng…


"Trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót trên trước hết thuộc về Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông của thành phố, các cơ quan chức năng được giao thực hiện. Lãnh đạo thành phố cũng có phần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thiếu sát sao", kết luận nêu.


Đối với tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thanh tra cho rằng việc cải tạo, thay thế cây xanh dải phân cách và hai bên hè là cần thiết. Sở Xây dựng đã cấp 6 giấy phép cho phép chặt hạ, dịch chuyển và trồng thay thế, bổ sung. Tuy nhiên, Sở Xây dựng chưa thực hiện tốt việc thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của UBND thành phố để dư luận biết, ủng hộ. 


Thanh tra thành phố khẳng định, việc thay thế toàn bộ cây xanh tuyến đường Nguyễn Chí Thanh chưa tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học và nhân dân là việc làm nóng vội, giản đơn. Mặt khác, công tác thông tin tuyên truyền chưa tốt, nhân dân chưa đồng thuận, thậm chí phản ứng gay gắt. Theo kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xác minh từ nguồn gốc nơi cung cấp, cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh được khẳng định là mỡ (mặc dù còn có viện dẫn khác gọi cả hai tên là mỡ, vàng tâm).


Thanh tra đề nghị lãnh đạo UBND thành phố nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm do thiếu kiểm tra, sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian qua; kiến nghị kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở Xây dựng và những người trực tiếp liên quan gồm: Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng. 


Thanh[-]tra[-]kiến[-]nghị[-]kỷ[-]luật[-]lãnh[-]đạo[-]Sở[-]Xây[-]dựng[-]Hà[-]Nội[-]trong[-]việc[-]thay[-]thế[-]cây[-]xanh

Thanh tra khẳng định việc thay thế cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh là nóng vội, thông tin tuyền truyền chưa tốt.  Ảnh: Quý Đoàn.

 

Trước đó ngày 16/8/3013, thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015. Theo đó sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh. Việc này đã được thực hiện tại một số tuyến phố Huế, Hàng Bài, Kim Mã, Giảng Võ… bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, khi Hà Nội thay thế toàn bộ 381 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thành vào tháng 3/2015 đã gặp phải phản ứng dữ dội của dư luận.


Ngày 20/3, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Chủ tịch Hà Nội sau đó đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra thành phố chủ trì, thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. 


UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo Giám đốc một số sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các quận xử lý sau thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh một số tuyến phố trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Ủy viên UBND thành phố theo lĩnh vực được phân công chỉ đạo khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố đã nêu tại Kết luận Thanh tra; tăng cường chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội. Ban Cán sự Đảng UBND thành phố kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền, xong trước ngày 30/5.


Bên cạnh đó, yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng: Khắc phục những tồn tại, thiếu sót nêu trong Kết luận Thanh tra. Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở và cá nhân, đơn vị trực thuộc để xảy ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót đã nêu tại Kết luận Thanh tra; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/6; Chỉ đạo trồng cây hai bên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh theo quy hoạch, đảm bảo cây trồng xanh tốt, góp phần cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị. Chi phí phát sinh do đơn vị tài trợ chịu trách nhiệm thực hiện, không sử dụng tiền ngân sách…

 

 

Võ Hải/VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh tra kiến nghị kỷ luật lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội trong việc thay thế cây xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI