Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thẩm tra dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
(18:00:00 PM 26/09/2013)Dự thảo đã mở rộng phạm vi không gian áp dụng của Luật, không chỉ trên “lãnh thổ” mà còn trên “thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Ảnh minh họa IE
Dự thảo Luật bao gồm 19 chương và 160 điều, tăng thêm 4 chương và 24 điều so với Luật hiện hành. Dự thảo đã mở rộng phạm vi không gian áp dụng của Luật, không chỉ trên “lãnh thổ” mà còn trên “thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mở rộng khái niệm về môi trường; bổ sung thêm nguyên tắc coi bảo vệ môi trường là lĩnh vực được ưu tiên; làm rõ hơn một số nội dung bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường.
Một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát bổ sung vào dự thảo những nội dung được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn; bổ sung những quy định nhằm khắc phục những tồn tại qua tổng kết 8 năm thi hành Luật như: phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; bồi thường thiệt hại về môi trường; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; những quy định mới về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, an ninh môi trường… Các đại biểu đánh giá về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tuy nhiên nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu trong dự thảo còn chưa rõ, chưa thể chế hóa đầy đủ chủ trương, nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ban soạn thảo cũng cần so sánh, đối chiếu với các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Ngân sách nhà nước, Luật xử lý vi phạm hành chính… để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh Điều 2 phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam. So với Luật hiện hành dự thảo đã mở rộng phạm vi không gian áp dụng của Luật, không chỉ trên “lãnh thổ” mà còn trên “thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định tại Luật biển Việt Nam (năm 2012) thì vùng biển Việt nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Có ý kiến đề nghị đối tượng áp dụng của dự án Luật cần bổ sung đối với mọi tổ chức và cá nhân có hoạt động trên “vùng trời” của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dự thảo Luật đã dành một chương quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tuy nhiên có ý kiến cho rằng chương này chưa làm rõ nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chưa hệ thống đầy đủ trách nhiệm của các bộ, ngành; quy định về trách nhiệm của từng bộ, ngành còn nằm rải rác ở các điều khoản khác nhau nên dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ sót trách nhiệm của các bộ, ngành. Vì vậy, Ban soạn thảo cần rà soát, hệ thống lại và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành.
Về nội dung đánh giá tác động môi trường, dự thảo Luật quy định đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng và những dự án trong danh mục Chính phủ quy định phải được “đánh giá tác động môi trường sơ bộ” và “đánh giá tác động môi trường”. Băn khoăn vì việc quy định 2 bước trong đánh giá tác động môi trường sẽ phát sinh thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội, một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát để đảm bảo thực sự không phát sinh thủ tục hành chính.
Có ý kiến đánh giá việc tham vấn đối với tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, cộng đồng dân cư liên quan đến dự án trong quá trình xây dựng và thẩm định đánh giá tác động môi trường đã phát huy tác dụng tốt trong thời gian qua, nhưng tại quy định Điều 15 và 16 dự thảo Luật thì đối tượng tham vấn còn hẹp, chưa cụ thể, khoa học. Trên cơ sở đó đề nghị thể hiện lại các quy định này theo hướng mở rộng đối tượng tham vấn và quy định cụ thể, khoa học hơn cách thức tiến hành tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) không tán thành với Điều 52 quy định bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu bởi cho rằng việc nhập khẩu phế liệu sẽ ảnh hướng lâu dài tới môi trường sống của người dân đặc biệt là thế hệ con cháu. Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) đề nghị trong các hành vi bị cấm trong dự thảo cần quy định thêm cấm các hành vi không nghiêm túc trong thực hiện khai thác khoáng sản (như việc khai thác xong không hoàn thổ ); đồng thời cấm các hoạt động tuyên truyền cổ vũ góp phần phá hoại môi trường.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?