»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:32:33 PM (GMT+7)

Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?

(10:39:40 AM 30/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Là một trong hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), ông Dương Trung Quốc đã công khai việc này. Bên lề kỳ họp Quốc hội, trước giờ bế mạc chiều 29-11, ông đã trao đổi thẳng thắn với phóng viên

Đại biểu Dương Trung Quốc - Ảnh: V.Dũng

 

* Thưa ông, ông giải thích như thế nào về việc này với cử tri của mình?

 

- Trước hết tôi muốn đại diện cho một bộ phận nhân dân mà như trong lời phát biểu khi Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi) thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói rằng: Trong một bộ phận nhân dân và ngay cả một số đại biểu Quốc hội cũng còn có ý kiến khác. Tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng ấy.

 

Còn lý do trực tiếp thì như nhiều lần tôi đã phát biểu, và bản thân tôi cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập, rằng tôi có thể khẳng định công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn. Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời.

 

Vả lại, dẫu là sửa đổi, Hiến pháp vẫn là đạo luật gốc chi phối chúng ta trong nhiều chục năm nữa, giữa lúc thế giới đang thay đổi như thế này. Và điều cuối cùng mà tôi đã thể hiện trước Quốc hội là tôi rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến: lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm. Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết.

 

Với những lý do đó, tôi đã lựa chọn là không biểu quyết. Nó cũng thể hiện suy nghĩ của tôi và có lẽ là của một bộ phận nhân dân như Chủ tịch Quốc hội đã đề cập.

 

* Vậy tại sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”?

 

- Đọc bản Hiến pháp này và là người trực tiếp tham gia quá trình soạn thảo, tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh. Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.

 

* Trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng những ý kiến khác sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình đổi mới đất nước. Ông hiểu thế nào về ý kiến này?

 

- Tôi hiểu được giải thích đó. Bởi dẫu sao chúng ta cũng phải có một điểm dừng và điểm dừng đó phải tạo được đồng thuận tối đa. Nhưng ngay cả về lý thuyết thì cũng không thể có đồng thuận tuyệt đối. Cho nên tôi muốn thể hiện cái tính không tuyệt đối ấy và nhận thức đó là chuyện hết sức bình thường. Tôi không biểu quyết về dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) nhưng tôi vẫn đồng thuận khi Quốc hội thông qua nghị quyết thi hành Hiến pháp. Và tôi muốn nói rằng bản Hiến pháp này nếu đi vào cuộc sống sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi, vì trong nó chứa đựng những quy định tiến bộ hơn nếu so với Hiến pháp năm 1992.

* Ông đã nhận được phản hồi như thế nào khi dư luận biết rằng ông là người công khai thừa nhận không biểu quyết Hiến pháp (sửa đổi)?

 

- Có rất nhiều người hỏi tôi câu đó và tôi đã trả lời như vừa trả lời bạn. Sáng nay, gặp Chủ tịch Quốc hội, tôi có nói rằng chính ý kiến của Chủ tịch phát biểu mà tôi rất chia sẻ là Quốc hội tôn trọng ý kiến khác biệt. Và Chủ tịch Quốc hội nói với tôi rằng Quốc hội không những tôn trọng mà còn là trân trọng nữa. Bởi đất nước chúng ta vẫn đang phát triển và thực tế sẽ yêu cầu phải có nhiều lần sửa đổi Hiến pháp nữa.

* “Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

 

Luật, nghị quyết và các quyết định khác của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, hoặc sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.

(Điều 23, nội quy kỳ họp Quốc hội)

 

* Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Ông nghĩ gì khi có hai đại biểu không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)?”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói: “Tôi nghĩ đó là quyền của họ. Họ thể hiện chính kiến của họ. Và đây cũng là điều bình thường trong xã hội bây giờ. Chúng ta không thể áp đặt họ được”.

 

* “Chúng tôi cũng hiểu rằng trong một bộ phận, một số người thuộc các tầng lớp nhân dân chúng ta và ngay cả một số vị đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác. Tuy nhiên, tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội có thể khẳng định rằng đã đồng tình cao với dự thảo thông qua lần này. Những ý kiến còn khác so với dự thảo ở khoản này, điều kia, câu nọ thì chúng tôi, Quốc hội chúng ta hết sức trân trọng để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước”.

 

(Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày 28-11)

LÊ KIÊN/ báo TT (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI