Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Sonadezi tiếp tục bị dân... kiện
(17:10:53 PM 26/02/2012)
Rạch Bà Quạ (ở xã Tam Phước, huyện Long Thành) thông với rạch Bà Chèo -
nơi có miệng cống xả thải của Công ty Sonadezi - đang bị ô nhiễm
Anh Nguyễn Văn Sự, một trong 21 hộ dân vừa nộp đơn lên UBND xã Tam Phước, cũng là người kê khai thiệt hại lớn nhất trong khu vực, dẫn chúng tôi đi khắp khu vườn rộng gần 4.500 m2, trong đó có nhiều loại cây đã chết khô, nói như mếu: “Thu hoạch cứ bị hụt từng ngày nhưng không biết kêu ai, không biết do đâu, nay kêu lên rồi cũng chưa biết kết quả sẽ thế nào”.
Cạnh khu vườn nhà anh Sự là của ông Lê Văn Một, theo quan sát của chúng tôi cũng thiệt hại nặng nề, nhiều gốc sầu riêng chết khô đã bị đốn, một số đìa cá bị bỏ hoang mới được đắp trở lại. Còn ông Hồ Kim Thu, một người sinh sống lâu năm ở đây, cũng than thở: “Thu nhập cứ hụt dần, cây trái chết, tôm cá bỏ đi mà chúng tôi chẳng biết vì sao”…
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, hầu hết các đơn của người dân đều cho rằng khả năng do nước thải chưa qua xử lý của Công ty Sonadezi theo rạch Bà Chèo đến rạch Bà Quạ rồi ngấm vào đất, đã đuổi sạch tôm cá và giết chết dần vườn tược của họ.
Chờ “dài cổ”
Trong khi đó, tại xã Tam An, 250 hộ dân “kiện” Sonadezi kể từ hôm nộp đơn lên xã đến nay vẫn chưa được trả lời. Ông Lê Văn Mãi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam An, bức xúc: “Người dân cứ tìm tôi để hỏi giải quyết như thế nào, ở mức độ nào thì cũng phải nhanh chóng trả lời chứ không thể lần lữa mãi”.
Ông Trần Văn Quang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, cũng cho hay: “Chúng tôi chờ kết quả khảo sát, kết luận từ Sở Tài nguyên – Môi trường và các bên liên quan để trả lời dân, bảo vệ quyền lợi cho bà con nông dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm”. Trong khi đó, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai và Viện Tài nguyên - Môi trường (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, đơn vị đang thực hiện khảo sát và kết luận tình trạng ô nhiễm tại khu vực Sonadezi xả thải) hiện vẫn chưa có kết quả đánh giá mức độ thiệt hại chính thức.
Chiều 24-2, trở lại khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, chúng tôi lại gặp thái độ bức xúc của người dân. Ông Kiều Hoàng Anh, trưởng ấp 2, xã Tam An, cho biết do quá bức xúc nên nhiều người dân còn đòi… lấp cả cống của Sonadezi, nơi từng bị phát hiện xả thải “bẩn”. Ông Anh phải đứng ra động viên, can ngăn.
Ông trưởng ấp còn cho biết “thỉnh thoảng khi con nước lên chúng tôi vẫn còn nghe mùi hôi thối, có vẻ như Sonadezi vẫn không ngừng xả thải trộm”. Tại khu vực này, chúng tôi chứng kiến một chốt bảo vệ của Công ty CP Sonadezi vừa được dựng lên, nhân viên bảo vệ ngày đêm túc trực. Chiều 24-2, chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Sonadezi Long Thành, để tìm hiểu thêm sự việc, tuy nhiên ông Tuấn chỉ nói ngắn gọn: “Chúng tôi sẽ trả lời vào dịp khác!”.
Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, hiện tổng cộng 271 hộ dân xã Tam An và Tam Phước đòi Sonadezi bồi thường với số tiền gần 19 tỉ đồng.
Làm ăn gian dối Công ty CP Sonadezi Long Thành nhận xử lý nguồn nước thải tập trung cho khoảng hơn 40 doanh nghiệp (với mức phí 0,32 USD/m3) trong KCN Long Thành. Vào đêm 3-8-2011, trinh sát Cục CSĐT Tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) đã bắt quả công ty này xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Sau đó, C49 có kết luận điều tra ban đầu cho thấy mức độ ô nhiễm trong nước thải xả ra môi trường của Sonadezi Long Thành vượt từ 5 đến 10 lần so với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, với khối lượng từ 5.000 m³ đến gần 10.000 m³/ngày đêm. Đáng chú ý, một số mẫu nước thải qua phân tích đã phát hiện có 2 chất thải nguy hại được xếp loại cực độc, đó là kẽm và kim loại nặng cadmium (Cd). |
Ý kiến bạn đọc về: Sonadezi tiếp tục bị dân... kiện
-
phan trung hieu (17:45:57 PM 26/02/2012)Tiêu đề
Mong là Sở TNMT và Viện TNMT (ĐHQG TPHCM) sớm có kết quả để giải quyết vấn đề cho người dân, trước sau gì cũng phải giải quyết đừng để lâu dài mà mất lòng dân..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?