»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:17:42 AM (GMT+7)

Sao không bắt giữ tàu dầu khí Trung Quốc?

(18:29:40 PM 07/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Từ tối qua, 6-6-2015, thông tin tàu Dầu khí Trung Quốc đi ngang biển Bình Thuận và Việt Nam đưa 6 tàu ra giám sát di biến động của nó đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

tàu[-]Dầu[-]khí[-]Trung[-]Quốc[-]đi[-]ngang[-]biển[-]Bình[-]Thuận[-]
Tàu dầu khí Trung Quốc Tân Hải 517

 

Đây là một hoạt động khá bình thường trong hoạt động hàng hải quốc tế, thông tin trên cũng thể hiện sự cảnh giác của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không có động thái bắt giữ?

Trên thực tế, tàu Tân Hải 517 chưa có bất kỳ dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế. Theo Công ước Luật Biển 1982, tàu bè các nước có quyền qua lại vô hại qua lãnh hải của nước khác. Lãnh hải là khoảng cách 12 km tính từ đường cơ sở. Nôm na là từ bờ, từ chỗ nước tiếp giáp với đất liền hay từ chỗ nhô lên khi thuỷ triều xuống.

Theo Công ước Luật Biển 1982, nếu tàu nước ngoài, kể cả tàu quân sự, nếu không gây ra các hành động gây hại, đe dọa hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển thì được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí và không bị phân biệt đối xử. Riêng tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

Việt Nam tham gia công ước trên từ 1994 và cụ thể hoá các nội dung đó vào Luật Biển Việt Nam tại các điều 23 và 24 quy định cụ thể về các nội dung “Đi qua không gây hại trong lãnh hải” và “Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại”.

Thế nên tàu dầu khí Tân Hải 517 đi cách bờ biển ta 40 hải lý, tức đi ngoài lãnh hải, thì không có lý do gì để chúng ta cản trở nó. Khi một tàu dầu nước ngoài xuất hiện cự ly gần, chúng ta cảnh giác theo dõi nhưng tôn trọng luật quốc tế.

"Đi qua không gây hại" là gì?

Luật Biển Việt Nam quy định nội dung “Đi qua không gây hại trong lãnh hải” tại Điều 23, như sau: Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây: Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên Hợp quốc; Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền; Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh; Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển; Đánh bắt hải sản trái phép; Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép; Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam; Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

“Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại” được quy định tại Điều 24 Luật Biển Việt Nam:“Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung: An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông; Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác; Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn; Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản; Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh”.

Theo Đức Hiển/ PLO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sao không bắt giữ tàu dầu khí Trung Quốc?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI