»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:33:14 PM (GMT+7)

Quốc hội thông qua Luật Khí tượng thủy văn

(09:22:23 AM 24/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo Thông cáo số 25 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, vào buổi chiều ngày 23 tháng 11 năm 2015, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật khí tượng, thủy văn. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 4, Điều 25, Điều 38 và toàn văn Luật khí tượng, thủy văn.

Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ban hành đã được 20 năm và chỉ điều chỉnh đến mảng công tác điều tra cơ bản, cụ thể là khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn, không bao quát được đầy đủ các mặt hoạt động khác của lĩnh vực khí tượng thuỷ văn. Mặt khác, do ban hành ở thời điểm năm 1994, nên nhiều thay đổi, phát triển kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt động khí tượng thủy văn ở thời điểm hiện nay, cũng như các chủ trương, quan điểm mới của Đảng và Nhà nước đã không được phản ánh, dự liệu đầy đủ trong Pháp lệnh.

 

[-]Quốc[-]hội[-]thông[-]qua[-]Luật[-]Khí[-]tượng[-]thủy[-]văn

 Quốc hội thông qua Luật Khí tượng thủy văn


Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức tạp và đa dạng. Các loại thiên tai khí tượng thủy văn như bão, lũ lụt, nước biển dâng, mưa lớn, hạn hán, rét hại... hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Đặc biệt, Việt Nam lại là một trong số ít các nước được đánh giá là bị tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Trong những điều kiện như vậy, lĩnh vực khí tượng thuỷ văn cần cấp thiết được tăng cường cả về thể chế quản lý và năng lực kỹ thuật, công nghệ để hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.


Bên cạnh đó, các nhu cầu phục vụ khí tượng thuỷ văn ngày càng nhiều hơn với các đối tượng đa dạng và phức tạp hơn, kéo theo các dịch vụ khí tượng thuỷ văn phát triển. Hoạt động khí tượng thuỷ văn theo truyền thống trước đây chỉ có Nhà nước đảm nhiệm nay sẽ có thêm những thành phần khác tham gia. Ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp mong muốn tham gia cung cấp các dịch vụ khí tượng thuỷ văn. Xu hướng xã hội hóa, thương mại hoá hoạt động khí tượng thuỷ văn trở thành xu thế tất yếu. Thực tế cũng đã có một số công ty tư nhân tham gia các dịch vụ khí tượng thuỷ văn. Các hoạt động này chưa có sự quản lý toàn diện, ngoài việc cấp phép. Vì vậy rất cần có những cơ chế pháp lý quản lý các hoạt động này nhằm mang lại lợi ích cho xã hội và tạo sự bình đẳng trong hoạt động khí tượng thủy văn khi có nhiều tổ chức tham gia.


Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Khí tượng thủy văn là hoàn toàn cần thiết để tạo ra bước thay đổi mang tính đột phá toàn diện cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn; bảo đảm điều kiện cho hoạt động khí tượng thuỷ văn phát triển, cung cấp và sử dụng thông tin khí tượng thuỷ văn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có hiệu quả và là công cụ pháp lý hướng dẫn, bảo đảm các biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng con người và tài sản xã hội, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia.


Với 83% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật khí tượng, thủy văn. Luật Khí tượng Thủy văn gồm 10 chương, 57 điều. Luật quy định về hoạt động khí tượng thủy văn gồm: Quan trắc; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế tham gia hoạt động khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

ĐẶNG THANH BÌNH - Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quốc hội thông qua Luật Khí tượng thủy văn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI