Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Phú Thọ: Thu hồi đất của dân bán cho người nhà quan chức?
(15:09:09 PM 01/08/2014)Trong lúc chưa GPMB xong thì khu đất “trên giấy” này nhanh chóng được đưa ra bán đấu giá, thu tiền của người mua đất. Điều lạ, nhiều vị trí mặt tiền được người nhà của hàng loạt quan chức địa phương đều “đấu trúng” với giá thấp...
Khu đất bạc tỷ đã mang đi bán đấu giá, đến nay vẫn chỉ là cánh đồng
Đất chưa GPMB xong, vẫn bán?
Trao đổi với phóng viên, chị Kiều Thị H, trú tại huyện Lâm Thao cho biết: năm 2010, sau khi nghe thông báo đấu giá, chị H có tham gia mua một lô đất ở khu vực băng I liền kề lô LK26 đường Nguyễn Tất Thành. Sau khi trúng đấu giá, gia đình chị đã nộp tiền đầy đủ từ tháng 7/2010. Nhưng từ đó đến nay, gia đình chị H vẫn chưa nhận được đất. Làm đơn khiếu nại lên TP Việt Trì, cán bộ ở đây bảo chờ GPMB xong sẽ trả đất, lên UBND tỉnh thì cũng không thấy trả lời…
Tìm hiểu về việc tại sao lại chưa giải phóng được mặt bằng, ông Phùng Văn Cừ (trú ở phường Vân Cơ và ông Nguyễn Mạnh Hùng (trú ở phường Vân Phú) tố cáo: Diện tích đất được phê duyệt, thu hồi là đất nông nghiệp, trồng lúa của hơn 200 hộ nông dân ở 2 phường. Việc thu hồi đất của người dân với giá 38 triệu/sào và bán đấu giá với mức từ 4,7 triệu đến hơn 10 triệu/m2, thực chất là một hình thức kinh doanh đất. Đáng ra, phải có sự thỏa thuận với dân. Đằng này, UBND TP Việt Trì vừa ra quyết định thu đất, vừa làm chủ đầu tư dự án, vừa làm Chủ tịch Hội đồng đấu thầu đất, khác nào hành vi “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?.
Bởi vậy, người dân đã không nhận tiền, làm đơn khiếu nại tố cáo gửi đi khắp nơi. Người dân cũng không bàn giao ruộng, không cho thi công. Bởi vậy, suốt từ năm 2010 đến nay, người dân thì đi kiện cáo, còn UBND TP Việt Trì thì liên tục ra văn bản cưỡng chế đất đai của người dân.
Đất tiền tỷ, người nhà “các quan” thâu tóm
Qua điều tra, chúng tôi được biết: mặc dù chưa có mặt bằng sạch, chưa GPMB xong, nhưng UBND TP Việt Trì vẫn mang toàn bộ các khu đất trên giấy này ra bán đấu giá tới các hộ dân.
Điều lạ, nhiều vị trí đất đẹp lọt vào tay người một số nhà cán bộ quan chức địa phương. Cụ thể:
1. Bà Hà Thị Thành, vợ ông Nguyễn Quốc Liên (nguyên Chủ tịch UBND TP Việt Trì) đấu giá trúng 2 lô ở đường Nguyễn Tất Thành là: khu nhà vườn NV17, số ô: 158, diện tích: 279 m2, giá 5,6 triệu/m2; tổng tiền là: 1.562 triệu đồng. Khu vực băng 2, NV16, số ô: 142, diện tích: 279 m2, giá trúng: 2,7 triệu, tổng tiền: 753,3 triệu đồng.
2. Bà Phạm Kim Lan, vợ ông Đào Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Việt Trì cũng mua 2 lô số 880, 881 với giá 630 triệu/2 lô.
3. Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, vợ ông Nguyễn Văn Thấn, nguyên Trưởng ban QLDA TP Việt Trì cũng mua 2 lô với giá 846 triệu/2 lô.
4. Bà Phạm Thị Hồng Nhung, con gái ông Phạm Việt Hùng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Việt Trì mua liền 6 lô với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
5. Bà Nguyễn Thị Hải Linh, cán bộ UBND TP Việt Trì cũng mua 2 lô.
6. Bà Vũ Thị Thu Hà, vợ ông Phan Thanh Dương, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính mua 1 lô.
7. Ông Đào Xuân Sinh, chồng bà Hương, nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ mua 2 lô.
8. Bà Phạm Thị Vân Thành, vợ ông Lê Đức Hòa, nguyên Trưởng phòng TN&MT mua 2 lô.
9. Ông Nguyễn Thanh Tùng, con trai bà Lê Thị Thúy Liên, nguyên Bí thư Thành ủy TP Việt Trì chỉ trong một ngày 16/7/2010 đã bỏ ra 5,245 tỷ đồng mua 3 lô nhà vườn…
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Hà Thị Thanh (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhìn nhận: Việc UBND TP Việt Trì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở trong 3 lần vào tháng 4, tháng 7, tháng 11/2010 trong khi chưa hoàn tất việc GPMB khu đất là trái với quy định của pháp luật. Việc UBND TP Việt Trì căn cứ vào quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng để thực hiện đấu giá là sai quy định. Thực tế, tại thời điểm này, Nghị định số 17/2010/NĐ - CP ngày 4/3/2010 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Bởi vậy, hầu hết các nội dung, trình tự thủ tục, thẩm quyền tổ chức đều bị bãi bỏ.
Do vậy, việc căn cứ vào một quyết định đã hết hiệu lực để làm cơ sở cho buổi đấu giá ngày 16/7/2010 và ngày 16/10/2010 là việc làm bất chấp pháp luật.
Theo quy định của khoản 2, điều 30 của Nghị định này thì: “Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó” thì không được tham gia đấu giá, đằng này có quá nhiều người nhà của cán bộ lại tham gia đấu giá mua đất...
Ý kiến bạn đọc về: Phú Thọ: Thu hồi đất của dân bán cho người nhà quan chức?
-
vuanninh (22:24:31 PM 05/10/2014)Tiêu đề
Cac ông lam xâu hinh ảnh của ngươi dân phu tho qua ai con tin cac ong nua
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?