Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Ông Obama: Các nước phải tôn trọng luật lệ về tranh chấp biển đảo
(12:53:38 PM 25/09/2014)
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - Ảnh: AFP
“Chúng tôi nhấn mạnh tất cả các nước phải tôn trọng luật lệ và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ theo luật pháp quốc tế”, trang tin Rappler (Philippines) dẫn lời tổng thống Mỹ tuyên bố.
“Đó là cách mà châu Á - Thái Bình Dương đã phát triển. Và đó cũng là cách thức duy nhất để bảo vệ sự phát triển này”, ông nói thêm.
Tại phiên họp của Liên Hiệp Quốc, ông Obama cũng lặp lại một lần nữa cam kết xoay trục về châu Á của Mỹ, theo đó tập trung thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực và tăng cường hiện diện hải quân tại đây.
Giới quan sát nhận định chiến lược này là một đối sách của Mỹ trước sự trỗi dậy về quân sự lẫn kinh tế của Trung Quốc.
“Mỹ đang và sẽ tiếp tục trở thành một cường quốc Thái Bình Dương, xúc tiến hòa bình, ổn định và tự do giao thương giữa các quốc gia (trong khu vực)”, tổng thống Mỹ nói.
Phát biểu của ông Obama được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan vào vùng tranh chấp tại biển Đông.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, ông Aquino khẳng định Philippines “sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình” trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông.
Tổng thống Philippines cũng nói thêm rằng Manila không rõ mục đích của phía Trung Quốc, nhưng đang e ngại Bắc Kinh có thể âm mưu kéo một giàn khoan tương tự như giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc đã đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam hồi đầu tháng 5.
“Hoặc có thể họ đo đạc địa hình để cho tàu ngầm lưu thông”, theo ông Aquino.
“Điều đó có thể thấy rõ rằng đã có 2 tàu Trung Quốc tiến hành đo đạc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”, Tổng thống Benigno Aquino nói với AP.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?