»

Thứ ba, 05/11/2024, 05:29:21 AM (GMT+7)

Ông Lê Phước Vũ cắt nguồn nước, chận đường dân là không đúng!

(20:02:48 PM 17/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo ông Nguyễn Bá Thuyền, việc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen tự ý cắt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp, chặn đường lên rẫy của người dân tại xã Đạ M'ri (Lâm Đồng) là việc làm sai trái. Cần phải điều tra xem mức độ sai phạm đến đâu, như thế nào để có hình thức xử lý công ty này cho phù hợp.

>>Dân xã Đạ M”ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử tđừng ép dân"

>>Báo Một Thế Giới 'tuyên chiến' với đại gia Lê Phước Vũ

>>Sao có thể nghênh ngang, càn rỡ vậy?

>>Vì sao Một Thế Giới "phớt lờ" yêu cầu gỡ bài, cải chính của ông Lê Phước Vũ?

 

Ông[-]Lê[-]Phước[-]Vũ[-]cắt[-]nguồn[-]nước,[-]chận[-]đường[-]dân[-]là[-]không[-]đúng!

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: "Công ty Hoa Sen phải thỏa thuận với dân và đền bù với mức hợp lý, chứ ép dân là không được"

Liên quan đến việc ông chủ Tập đoàn Tôn Hoa Sen thi công dự án du lịch sinh thái tại xã Đạ M'ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng đã có những động thái bất chấp, chèn ép nông dân như chặn nguồn nước, cắt đường đi lên rẫy của người dân... Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Thuyền - Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này.


Vừa qua, người dân tại thôn 3, xã Đạ M'ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng đã phản ánh việc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen - sau đây gọi là Công ty Hoa Sen - do ông Lê Phước Vũ làm chủ về xã thực hiện dự án sinh thái nhưng tự ý đóng con đường lên rẫy và tự ý cắt nước sinh hoạt của người dân. Là Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, ông đã nghe nói về vụ việc này?


Tôi đã nắm được vụ việc và đã có trao đổi với lãnh đạo của tỉnh về vấn đề này. Tôi thấy rằng, Báo Điện tử Một Thế Giới đã phản ánh rất kỹ, rất xác đáng về vụ việc.


Theo như tôi được biết thì lãnh đạo tỉnh, huyện đã xuống đối thoại, làm việc, trao đổi với người dân và đồng ý làm một con đường mới, bố trí một nguồn nước mới cho người dân để đảm bảo sinh hoạt. Riêng dự án của công ty Hoa Sen là dự án đã được quy hoạch từ trước rồi.


Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Một Thế Giới đến thời điểm hiện tại thì chưa có bất cứ con đường mới nào hay nguồn nước mới nào được bố trí cho người dân?


Trong cuộc đối thoại với người dân, các bên đã thống nhất như vậy, nhưng chắc cần một khoảng thời gian nhất định để thực hiện việc làm đường mới và bố trí nguồn nước mới.


Chắc chắn phải có đường và nước cho người dân chứ không thể để người dân sống khổ sở khi không có đường lên rẫy, không có nước sinh hoạt để dùng.


Được biết, UBND tỉnh đã giao trọn đường nước cho công ty Hoa Sen. Tuy nhiên con suối, nguồn nước là tài nguyên của quốc gia, là của toàn dân, không ai có quyền lấy đó làm sở hữu cho riêng để giao cho người này, người khác. Theo ông, hành động của UBND tỉnh Lâm Đồng như vậy có đúng không?


Không phải là giao trọn mà là trong dự án có cho Công ty Hoa Sen sử dụng nguồn nước, nhưng phải bố trí nguồn nước sinh hoạt cho người dân.


Tuy nhiên công ty Hoa Sen đã tự ý lấy nước rồi cắt nước của dân khi chưa tìm được nguồn nước thay thế là không đúng. Ngay cả việc chặn con đường cũ, rồi cũng chặn cả đường mới không cho người dân đi qua cũng là không được.


Ngoài việc cắt nước, chặn đường, người dân ở xã Đạ M'ri còn phản ánh công ty Hoa Sen ép giá đất đền bù của người dân, chỉ mua bằng phân nửa giá thị trường. Nếu người dân không bán thì gây khó dễ bằng cách chận đường lên rẫy, cắt nước sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp, dùng số đông để uy hiếp, khiến cho người dân cảm thấy khó sống và buộc lòng phải bán đất lại cho Hoa Sen với giá rẻ. Ông nhận định thế nào về việc làm này?


Không được làm như vậy, làm như vậy là sai. Công ty Hoa Sen phải thỏa thuận với dân và đền bù với mức hợp lý, chứ ép dân là không được.


Công ty Hoa Sen đã có những hành động sai trái, ngang ngược đối với người dân. Theo ông, phải xử lý những sai phạm này của Công ty Hoa Sen như thế nào?


Vấn đề này thì phải điều tra xem mức độ sai phạm đến đâu, như thế nào thì mới có hình thức xử lý cho phù hợp. Còn công ty Hoa Sen làm như vậy là không đúng. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và sẽ nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho người dân.


Xin cảm ơn ông!

(Theo Một Thế Giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ông Lê Phước Vũ cắt nguồn nước, chận đường dân là không đúng!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI