Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ tư, 04/12/2024, 08:23:12 AM (GMT+7)
Những vi phạm khiến ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên trung ương Đảng
(08:16:57 AM 27/12/2018)(Tin Môi Trường) - Ông Tất Thành Cang, với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM và giám đốc Sở Giao thông vận tải đã làm sai quy định trong nhiều vụ việc dẫn đến bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.
>> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo >> Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn >> Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ >> Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
Ông Tất Thành Cang - Ảnh: TL
Trước đó, Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận ông Tất Thành Cang có vi phạm rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Phê duyệt dự án 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm sai quy định
Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận ông Tất Thành Cang có vi phạm trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Những sai phạm này ông Cang phạm phải khi còn làm giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
Theo đó, quyết định phê duyệt dự án bốn tuyến đường chính của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm ông Cang ký ngày 28-10-2013 với tư cách ủy viên UBND TP.HCM thừa ủy quyền Chủ tịch UBND TP.
4 tuyến đường nghìn tỉ ở khu đô thị Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM - Ảnh: TL
Quyết định này căn cứ trên hai tờ trình của Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm và Sở Giao thông vận tải. Theo quyết định phê duyệt dự án, bốn tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm có tổng chiều dài gần 12km có tổng mức đầu tư 12.182 tỉ đồng bao gồm cả chi phí dự phòng và chi phí lãi vay.
Quyết định phê duyệt dự án căn cứ Thông tư 04 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Trong quyết định phê duyệt dự án, phần chi phí dự phòng có thêm mục dự phòng do thay đổi mức lương và bù giá nhiên liệu chiếm 634 tỉ đồng trong tổng mức đầu tư. Đây là phần chi phí được đưa vào sai quy định của thông tư trên.
Ngoài ra, quyết định còn đưa vào tổng mức đầu tư một số chi phí khác không phù hợp với quy định pháp luật, tính toán khối lượng một số hạng mục công việc không đúng quy làm tăng tổng mức đầu tư của dự án hàng chục tỉ đồng.
Theo quy định, UBND cấp tỉnh chỉ được phê duyệt đầu tư các dự án BT có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỉ đồng. Ông Tất Thành Cang thừa ủy quyền của chủ tịch UBND TP phê duyệt dự án bốn tuyến đường chính ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư trên 12.000 tỉ là không đúng thẩm quyền.
Quyết định sai thẩm quyền gây thất thoát tài sản nhà nước
Ông Tất Thành Cang với tư cách là Phó Bí thư trường trực Thành ủy TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) bán cổ phần tại công ty con Sadeco. Tuy nhiên, việc bán cổ phần này sai so với đề án tái cơ cấu của IPC, sai quy định pháp luật, và gây thiệt hại cho công ty Sadeco ít nhất 153 tỉ đồng.
Theo đề án tái cơ cấu thì IPC không cần giảm thêm tỉ lệ sở hữu tại công ty Sadeco. Quá trình thanh tra cho thấy IPC trình UBND TP phương án tăng vốn điều lệ, giảm tỉ lệ sở hữu (sai với đề án tái cơ cấu) nhưng lại được Phó Bí thư Thường trưc Thành ủy Tất Thành Cang chấp thuận chủ trương phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Sadeco.
Cổ đông chiến lược được chọn là công ty Nguyễn Kim với giá bán cổ phần thấp hơn giá thị trường 17.000 đồng/cổ phần.
Việc phát hành cổ phần cho cổ đông chiếc lược trên sai quy định vì việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu không thông qua đấu giá công khai. Giá cổ phần cũng không được thẩm định hợp pháp.
Thanh tra TP kết luận đây là việc chỉ định đối tác cổ đông chiến lược và chỉ định giá bán cổ phần. Việc làm này trái quy định, dẫn đến thiệt hại cho công ty Sadeco ít nhất 153 tỉ đồng như nêu trên.
Khu đất 32ha của Công ty Tân Thuận bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: TL
Ngoài ra, trong vụ Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (một công ty thuộc sở hữu của Đảng bộ TP) chuyển nhượng hơn 32ha đất tại xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Theo quy định, chủ trương chuyển nhượng phải được Ban thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định nhưng ông Tất Thành Cang đã tự quyết, chấp thuận cho Hội đồng thành viên và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận quyết định và chịu trách nhiệm việc chuyển nhượng này.
Việc này đã dẫn đến hậu quả Công ty Tân Thuận chuyển nhượng đất giá thấp gây nguy cơ làm thất thoát tài sản của nhà nước. Và việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá là sai quy định pháp luật về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong việc này, Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận ông Tất Thành Cang vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ TP.HCM và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?