»

Thứ sáu, 01/11/2024, 22:30:25 PM (GMT+7)

Nhiều ý kiến đóng góp cho dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

(19:33:35 PM 20/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Sáng nay 20/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 25. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp cùng sự tham dự của các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Uông Chu Lưu.

Phiên họp lần này sẽ cho ý kiến vào dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và xem xét, quyết định biên chế giai đoạn 2014 - 2016 của Văn phòng Quốc hội. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cơ quan thường trực của Quốc hội đã nghe ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội báo cáo về 6 vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).




Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi khai mạc phiên họp


Góp ý về dự Luật, nhiều ý kiến tại phiên họp yêu cầu chỉnh lý quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật “trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để phù hợp với Hiến pháp 2013. Một số đại biểu đề nghị nghiên cứu, quy định rõ trong Luật nhóm phế liệu được phép nhập khẩu; bổ sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu được phép nhập khẩu; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước đồng thời cần có quy định chặt chẽ việc cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu nếu không nước ta sẽ trở thành bãi rác thải của thế giới.

 Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: “Cần cân nhắc việc cho phép nhập phế liệu. Phế liệu là nguyên liệu bỏ đi, các nước có trình độ khoa học hơn nước ta mà họ bỏ đi thì mình nhập làm gì. Trong dự thảo có danh mục nguyên liệu nhiều, rộng, kể cả loại không thể tiêu hủy như sắt, thép, nhựa giấy... Tôi cho rằng điều này cần cân nhắc, nếu không chúng ta thành bãi rác thải của thế giới.”

Bày tỏ quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường rừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói: “Đây là luật gốc về bảo vệ môi trường, cần phải nêu nguyên tắc về bảo vệ rừng vào đây; để có cơ sở giải quyết rất nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như việc điều chỉnh địa giới hành chính. Tỉnh Kon Tum có xã rộng gấp đôi diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh, chia tách ra cũng đúng, nhưng nếu không khéo sẽ mất rừng nguyên sinh, mất cả không gian tự nhiên đã hình thành nên nền văn hóa của đồng bào các dân tộc”.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cơ bản tán thành với các nội dung của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, ban soạn thảo cần cần nghiên cứu Hiến pháp mới để thể chế hóa dự án luật này cho phù hợp, nhất là các quy định về bảo vệ môi trường. Cần xem xét các nội dung liên quan giữa quy hoạch môi trường với các quy hoạch khác, cũng như kỳ quy hoạch 10 năm hay 20 năm. Theo chương trình, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

T.H (Theo CA TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều ý kiến đóng góp cho dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI