»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:30:10 PM (GMT+7)

Nhà của ca sĩ Mỹ Linh xây dựng không phép

(13:49:44 PM 19/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Gia đình Mỹ Linh cho rằng công trình được huyện Sóc Sơn cấp phép nhưng không xuất trình được giấy phép xây dựng cho đoàn thanh tra.

Đó là một trong những nội dung được nêu tại kết luận của Thanh tra Sở TN&MT TP Hà Nội vào tháng 1-2013 sau khi thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tám xã của huyện Sóc Sơn đối với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn. Trong đó có căn biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh thuộc địa bàn xã Minh Phú.

 

Nhiều nơi có trách nhiệm trong sai phạm
 
Theo kết luận của Thanh tra Sở TN&MT, gia đình ông Trương Anh Quân và bà Đỗ Mỹ Linh nhận chuyển nhượng hơn 1,2 ha đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên là công nhân lâm trường). Việc chuyển nhượng đất kể trên đã được UBND xã Minh Phú xác nhận, UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 600 m2 đất trên tổng diện tích đất rừng phòng hộ.
 
Đến năm 2009, gia đình ông Quân, bà Linh xây dựng các công trình nhà ở, phòng thu trên diện tích khoảng 390 m2, một bể bơi khoảng 60 m2. Ngoài ra, gia đình bà Linh còn xây dựng nhà để xe và các công trình phụ trợ khác. “Gia đình bà Linh trình bày việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép, thế nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho đoàn thanh tra” - kết luận của Sở nêu.
 
Kiểm tra thực tế, Thanh tra Sở cho hay trên diện tích 12.691 m2 đất, gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây nhà một tầng, rộng khoảng 300 m2, kết cấu khung cột, kèo sắt, mái lợp ngói, xung quanh ốp kính; một nhà thu âm diện tích khoảng 90 m2, bể bơi rộng 60 m2, diện tích trồng cỏ khoảng 300 m2. trong khuôn viên còn có hai ao thả cá, cây ăn quả. Toàn bộ khu nhà, đất có tường rào bao quanh kiên cố.
 
Nhà[-]của[-]ca[-]sĩ[-]Mỹ[-]Linh[-]xây[-]dựng[-]không[-]phép
Cổng nhà của ca sĩ Mỹ Linh trên đất rừng tại huyện Sóc Sơn luôn đóng.  Ảnh: TRỌNG PHÚ
 
Thời điểm đó, Sở TN&MT TP Hà Nội còn đề cập đến trách nhiệm của chủ tịch UBND xã Minh Phú, cán bộ địa chính, thanh tra xây dựng và các phòng ban của huyện Sóc Sơn và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư nông lâm nghiệp Sóc Sơn trong việc thiếu sâu sát trong quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Sở nhận xét: “UBND các xã đã để cho các hộ gia đình, cá nhân nhận giao đất lâm nghiệp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà tạm trên đất để ở. Nhiều hộ gia đình xây dựng với diện tích lớn không phép nhưng chưa xử lý bất cứ trường hợp nào” - kết luận của Sở nêu. Theo liệt kê của Sở, ngoài biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh còn gần chục trường hợp khác cũng xây dựng trên đất rừng với quy mô rất lớn.
 
Cho dân xây nhà giữ rừng nhưng không quá 200 m2 đất
 
Ngày 17-10, chúng tôi có mặt tại biệt thự này. Công trình nằm ở chân đỉnh núi Hàm Lợn, cách UBND xã Minh Phú khoảng 5 km về hướng Bắc và cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Ngôi biệt thự nằm trong khuôn viên rộng hơn 1,2 ha, được xây kín cổng cao tường, khá biệt lập với không gian bên ngoài.
 
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Phú, cho biết cuối những năm 1980 nơi đây chưa có cây cối. Đến những năm 1990, địa bàn có chính sách khuyến khích người dân vào đây sinh sống, trồng rừng. “Các hộ dân vào đây trồng rừng còn được Nhà nước cấp lương thực và khuyến khích cả xây dựng nhà ở. Bởi nếu họ vào mà không cho xây dựng thì họ sống bằng gì” - ông Tâm nói. 
 
Tuy nhiên, phó chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết những hộ dân ở đây chỉ được xây dựng trên diện tích không quá 200 m2 đất. Việc người dân xây dựng nhà ở là để họ có điều kiện trông nom diện tích đất rừng được giao. “Còn diện tích đất của gia đình ca sĩ Mỹ Linh thì phải kiểm tra lại vì chúng tôi chưa nắm được thông tin” - ông Tâm cho hay. Theo ông Tâm, gia đình ca sĩ Mỹ Linh sinh sống ổn định ở địa bàn hơn 10 năm nay nhưng công tác đo đạc, kiểm đếm các công trình cũng không phải là việc của xã. “Nhưng qua thời điểm này chúng tôi sẽ mời ca sĩ Mỹ Linh đến, kiểm tra hồ sơ để biết được hạn mức đất ở trong đó” - ông Tâm nói thêm. 
 
Đề cập đến những vi phạm trật tự xây dựng trong những khu đất quanh khu vực nhà ở của ca sĩ Mỹ Linh, ông Tâm cho biết xã cũng đã nắm được thông tin. Hiện xã Minh Phú đã giao công an và trật tự xây dựng vào yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động ở đây. Phó chủ tịch UBND xã Minh Phú cũng khẳng định việc xử lý trật tự xây dựng ở khu rừng này từ trước đến nay không gặp sự cản trở nào và cũng không có thế lực nào can thiệp. Dự kiến trong tháng 11 tới, xã Minh Phú sẽ cưỡng chế 18 trường hợp vi phạm, tuy nhiên trong số này không có căn biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh.
Huyện Sóc Sơn cấp hàng trăm giấy chứng nhận đất ở trên đất rừng
 
Theo thông tin tại kết luận thanh tra của Sở TN&MT TP Hà Nội, trước năm 2005 UBND huyện Sóc Sơn đã cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất ở cho 229 hộ gia đình, cá nhân trên đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, trong đó 123 trường hợp thuộc diện tích đất rừng do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Sóc Sơn quản lý. Đến năm 2013, huyện này chỉ đạo Phòng TN&MT hiệu chỉnh 32/229 GCN đã cấp vượt hạn mức đất ở nói trên. Sở cho rằng việc hiệu chỉnh của huyện còn chậm, chưa triệt để.
TRỌNG PHÚ (báo PL TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà của ca sĩ Mỹ Linh xây dựng không phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI