»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:07:17 AM (GMT+7)

Lùm xùm quanh vấn đề đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào logo, thương hiệu

(09:24:09 AM 28/03/2013)
(Tin Môi Trường) - "Không cần bắt buộc doanh nghiệp phải in hình bản đồ Việt Nam phải đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào logo", lãnh đạo phòng Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục sở hữu trí tuệ khẳng định.

 

Doanh nghiệp lũ lượt “quên” Trường Sa, Hoàng Sa


Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng liên tiếp lên tiếng phản đối các doanh nghiệp bán sản phẩm có logo in bản đồ Việt Nam nhưng lại thiếu hình ảnh Trường Sa và Hoàng Sa. Chic-land và thạch Long Hải là hai nhãn hiệu đang bị cư dân mạng “ném đá”.


Ngoài 2 tem in logo và địa chỉ nhãn hàng thì ở tem thứ 3, nhãn hàng này có in hình bản đồ Việt Nam nhưng lại thiếu mất hình 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

 

Cụ thể, trên logo của Công ty TNHH Long Hải, hình ảnh dải đất hình chữ S màu vàng xuất hiện khá rõ nét trên quả địa cầu màu xanh. Chữ LONG HAI màu đỏ nằm ngang cũng khá ấn tượng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là  Công ty TNHH Long Hải đã sử dụng hình ảnh mô phỏng bản đồ quốc gia không đầy đủ, thiếu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

 

Trước đó không lâu, Chic-land cũng bị tố “quên” Trường Sa, Hoàng Sa. Trong bộ nhãn hiệu của sản phẩm, ngoài 2 tem in logo và địa chỉ nhãn hàng thì ở tem thứ 3, nhãn hàng này có in hình bản đồ Việt Nam nhưng lại thiếu mất hình quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa dù dòng chữ "Made in VietNam" in khá to và rõ ràng ở phía dưới.


Năm ngoái,  tập quảng cáo của Palm Garden Resort nổi tiếng ở Hội An cũng bị tố “quên” Trường Sa, Hoàng Sa.


Theo Infonet, khu du lịch này do một người gốc Quảng Nam vào làm ăn thành đạt ở TP.HCM rồi quay về quê hương đầu tư. Cùng với đẳng cấp 5 sao, thương hiệu Palm Garden đã góp phần rất đáng kể tạo nên thương hiệu chung cho du lịch Hội An, Quảng Nam trong những năm qua.


Trong hình ảnh giới thiệu Palm Garden Resort có in hình bản đồ Việt Nam. Đáng nói là trong bản đồ này hoàn toàn không có một dấu hiệu nào của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho dù đứng từ Palm Garden Resort nhìn thẳng ra thì ở phía xa xa giữa muôn trùng sóng gió biển Đông là Hoàng Sa.


Cư dân mạng rất bức xúc với những doanh nghiệp “quên” Trường Sa, Hoàng Sa. Độc giả Quảng Trọng Bảo của VTC News phê phá khá nhẹ nhàng nhưng rất thâm thúy: “Là người Việt Nam, sống trên lãnh thổ Việt Nam mà thiếu suy nghĩ”.


  Palm Garden Resort nổi tiếng ở Hội An cũng bị tố “quên” Trường Sa, Hoàng Sa.


Trong khi đó, nhiều người dân mong muốn các doanh nghiệp này sẽ bị trừng phạt thích đáng. Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp được quyền “quên” Trường Sa, Hoàng Sa.


Doanh nghiệp không phạm luật


Ths Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục sở hữu trí tuệ cho biết cái gọi là nhãn hiệu không hẳn phải thể hiện mọi khía cạnh của bản đồ.


Bà Hà nói: “Ví dụ người ta đăng ký có bản đồ Việt Nam có mỗi chữ Hà Nội, không có Tp.HCM, Đà Nẵng,.. điều đó không có nghĩa người ta bảo Việt Nam chỉ có mỗi Hà Nội. Bản đồ không có Trường Sa, Hoàng sa không có nghĩa Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa”.

 

“Những dấu hiệu người ta dùng làm nhãn hiệu không khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước nên không gắn vấn đề đó với nội dung của nhãn hiệu. Người ta có thể dùng bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt. Hình bản đồ Việt Nam không có hình nhiều tỉnh, thành phố không có nghĩa Việt Nam không có tỉnh thành phố đó. Người ta chỉ khái quát hình chữ S để thể hiện hình đất nước”.


“Ngoài Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam còn có các đảo khác, không lẽ đảo nào cũng phải vẽ chi tiết ra đó. Việt Nam còn rất nhiều thứ khác nữa. Bản đồ chỉ thể hiện nét khái quát là Việt Nam” - Bà Hà khẳng định thêm. 


Khi được hỏi liệu Cục Sở hữu trí tuệ có cần thiết phải quy định doanh nghiệp in hình bản đồ Việt Nam phải đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào logo không bà Hà khẳng định không cần bắt buộc doanh nghiệp phải làm như vậy. Chúng ta cần phân biệt giữa nội dung mục đích của việc sử dụng nhãn hiệu hay đăng ký nhãn hiệu.


Phải xử lý


Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận xét việc doanh nghiệp sử dụng chưa đúng lược đồ (bản đồ giản lược, chỉ có đường viền) thiếu các (quần) đảo Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa chỉ được nêu trong mấy năm gần đây khi nhận thức chủ quyền đã được nâng cao. Và đây là điều tốt.


Theo ông Quang, doanh nghiệp, hay bất cứ thể nhân nào, một khi có sử dụng bản đồ, bản lược đồ quốc gia phải sử dụng cho đúng. Điều này trước tiên cần phải quy định, sau đó là dư luận liên tiếng. Sau đó là nhắc nhở và hướng dẫn cho các doanh nghiệp thể nhân nước ngoài.

 

 

Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng bản đồ quốc gia làm sao cho đúng vẫn còn khá mơ hồ khi cơ quan chức năng chưa có quy định cụ thể.

 

Theo VTC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lùm xùm quanh vấn đề đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào logo, thương hiệu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI