Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo sơ hở, đại biểu Quốc hội lo lắng chủ quyền
(22:03:15 PM 28/05/2015)
Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
Ba đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) và Lê Việt Trường (An Giang) đã làm nóng nghị trường Quốc hội trong phiên họp ngày 28-5 bằng những phản ứng, phân tích lập luận chặt chẽ xung quanh vấn đề này.
Không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền
Theo các đại biểu, dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã có sơ hở khi không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô. .. vào nội dung điều chỉnh của chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.
Điều này có nghĩa các cấu trúc trên sẽ không nằm trong tầm điều chỉnh của dự luật.
“Như vậy thì chúng ta không quản lý được tài nguyên ở các cấu trúc này. Và thậm chí là sẽ mất chủ quyền, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động mở rộng, bồi đắp và xây dựng trên các đảo chìm tại Trường Sa” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Lý do không đưa các dạng đảo này vào luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải thích là theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam thì các bãi cạn chìm xuống khi triều lên và nổi lên khi triều xuống là bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, không được coi là đảo, và Luật biển Việt Nam cũng không quy định về đối tượng này.
Tuy nhiên đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản đối lập luận này. Ông Nghĩa cho rằng UBTVQH giải thích như vậy là chưa chuẩn vì điều 19 và 20 của Luật biển quy định về chế độ pháp lý của đảo và quần đảo có nhắc đầy đủ các cấu trúc bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô.
“Luật quy định như thế này thì rất sơ hở, bỏ mất sự bảo vệ chủ quyền, quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên một số cấu trúc vật chất ở ngoài biển. Khi người ta khai thác mình không có cơ sở luật để phản bác vì chỉ nói đảo và hải đảo, chứ đâu nói bãi đá" - Ông Nghĩa nói.
Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên - Ảnh: Việt Dũng
Có luật mới phản đối được Trung Quốc
Ngay sau đó, đại biểu, chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên - Phó tư lệnh quân chủng hải quân cũng cho rằng nên “hết sức cân nhắc” việc đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói ông đồng ý với lập luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Đại biểu Nhiên thông tin, tại Trường Sa hiện nay phía Bruney dù không chiếm giữ đảo hay bãi cạn, đá ngầm nào nhưng họ vẫn tuyên bố chủ quyền với một bãi đá ngầm.
Trung Quốc cũng đang chiếm giữ 7 đảo chìm. “Việc luật xem nhẹ cấu trúc này sẽ gây khó khăn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền” - Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói.
Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Việt Trường - Phó chủ nhiệm ủy ban An ninh, quốc phòng của Quốc hội cũng cho rằng không đưa các cấu trúc đảo như trên vào luật là bất hợp lý.
Theo đại biểu Trường, việc Trung Quốc đang đổ hàng vạn tấn sắt thép, đất đá để bồi đắp, mở rộng đảo như hiện tại trên các đảo chìm, bãi đá ngầm trong khi chúng ta tự loại bãi đá ngầm, đảo chìm ra khỏi Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo thì sẽ rất khó lên tiếng phản đối.
“Đồng thời khi có luật, chúng ta phản đối hành động phá hủy môi trường biển trong việc mở rộng đảo của Trung Quốc sẽ được sự ủng hộ của quốc tế dễ dàng hơn khi chúng ta chỉ phản đối về vấn đề chủ quyền” - Ông Lê Việt Trường nói.
Tiếp thu các ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết UBTVQH đã lắng nghe và sẽ xem xét chỉnh sửa phù hợp.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo sơ hở, đại biểu Quốc hội lo lắng chủ quyền
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?