»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:29:58 PM (GMT+7)

Làm rõ Quốc cường Gia Lai có “móc ngoặc” để mua được đất công giá rẻ?

(11:27:58 AM 22/04/2018)
(Tin Môi Trường) - "Cần phải làm rõ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai có “móc ngoặc” hay “đi đêm” để mua được đất công giá rẻ hay không. Nếu như làm rõ có sự “móc ngoặc” thì không chỉ đơn vị chuyển nhượng mà bên mua cũng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật - đây là quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế khi trao đổi

Làm[-]rõ[-]Quốc[-]cường[-]Gia[-]Lai[-]có[-]“móc[-]ngoặc”[-]để[-]mua[-]được[-]đất[-]công[-]giá[-]rẻ?

Phải làm rõ Quốc cường Gia Lai có “móc ngoặc” để mua được đất giá rẻ? (Ảnh: IT)

 
Liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng 32,4 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã phát đi thông cáo "công bố thông tin phản hồi báo chí" gửi UB Chứng khoán Nhà nước khẳng định: diện tích đất được chuyển nhượng không phải đất công và việc mua bán tiến hành bình thường trên tình thần "thuận mua vừa bán"..
 
Trong khi trước đó, văn bản của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã kết luận thương vụ chuyển nhượng này sai, yêu cầu Công ty Tân Thuận phải đàm phán với QCG để hủy hợp đồng.
 
Trao đổi xung quanh vụ việc này, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng "vấn đề quan trọng là phải xem lại thủ tục về mặt pháp lý, khi chuyển nhượng có đúng không.  Nếu như chuyển nhượng sai, dẫn tới làm mất tài sản quốc gia, trong trường hợp này là tài sản đất đai khi chuyển quyền sử dụng không qua đấu giá, gây thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ là rất nghiêm trọng”.
 
Cũng theo ông Ngô Trí Long, mua bán là thỏa thuận, ở đây thương vụ có một bên là đại diện cho sở hữu tài sản của Nhà nước nên nếu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì người trực tiếp ký vào hợp đồng bán đất phải chịu trách nhiệm. “Cần xem lại hợp đồng sai ở đâu, vì lý do gì và đặc biệt quan trọng là phải chỉ ra ai đã làm sai”, ông Long nhấn mạnh.
 
TS. Ngô Trí Long phân tích, đất đai là tài sản đặc biệt của Nhà nước nên dù có sở hữu đất đai nhưng không phải muốn xây cái gì trên đất cũng được mà cần phải có giấy phép, do đó việc bán hay chuyển nhượng cũng có quy định cụ thể, nếu sai phải hủy hợp đồng.
 
Cùng chung nhận định trên, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng: cần phải xem lại sự việc có sự “móc ngoặc” hay “thỏa thuận ngầm” giữa doanh nghiệp với quan chức để từ đó có thể mua được tài sản công với giá rẻ, không thông qua đấu giá hay không? Thậm chí, kể cả có đấu giá cũng vẫn có nhiều vụ việc xảy ra tình trạng “thỏa thuận” trong mua bán tài sản công để “trục lợi”.
 
“Việc mua bán “có móc ngoặc” luôn luôn được một số phần tử trong cơ quan nhà nước thực hiện để nhằm trục lợi trong mua bán tài sản công. Đây không phải là một vấn đề gì mới đã từng xảy ra nhiều nơi rồi. Việc công ty Tân Thuận ký hợp đồng, nếu như đúng là đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ thì những người đưa ra quyết định ký hợp đồng chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm chính và phải bồi thường thất thoát đó”, ông Thịnh nhấn mạnh.
 
Làm[-]rõ[-]Quốc[-]cường[-]Gia[-]Lai[-]có[-]“móc[-]ngoặc”[-]để[-]mua[-]được[-]đất[-]công[-]giá[-]rẻ?
Các chuyên gia cho rằng, nếu cần thiết phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ xem có sự "móc ngoặc" trong thương vụ chuyển nhượng này không (Ảnh: IT)
 
Theo ông Đinh Trọng Thịnh, về mặt dân sự, hợp đồng đã ký, khi xảy ra tranh chấp dẫn tới phải hủy hợp đồng thì phải đưa nhau ra tòa và việc có phải đền bù theo thỏa thuận cho QCG hay không sẽ do tòa án quyết định. Trường hợp có thất thoát và phải bồi thường cho QCG thì người ký hợp đồng phải có trách nhiệm bồi thường chứ không phải Nhà nước phải bỏ tiền ra.
 
“Thậm chí nếu nghiêm trọng có thể chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xem có “móc ngoặc”, thông đồng hay không. Nếu cơ quan điều tra phát hiện ra có đủ bằng chứng việc có sự thông đồng, cấu kết để mua được đất giá rẻ thì không chỉ bên chuyển nhượng mà ngay cả bên mua là QCG cũng bị xử lý hành vi hối lộ”, ông Đinh Trọng Thịnh phân tích.  
 
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TNMT cũng cho rằng, quy định bán đất công hiện nay do cơ quan hành chính có thẩm quyền thực hiện yêu cầu phải tuân theo Luật đấu giá tài sản. Quy trình ấy đã quy định từ lâu, trong trường hợp nào không qua đấu giá đều quy định cụ thể nhưng hiện nay thực hiện vẫn chưa nghiêm.
 
Hiện nay, khi đưa giá trị đất công vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn có rất nhiều vướng mắc vì giá trị thực khi đưa vào cổ phần hóa cần xác định như thế nào. Nhiều trường hợp thấy có sự chênh lệch rất rõ giữa giá thị trường và giá trị đưa vào cổ phần hóa.
 
Mặt khác, nhiều DN nhận giao đất của nhà nước; giao đất rồi thì cho phép DN đó được chuyển nhượng vì nhà nước đã thu tiền sử dụng đất nhưng trong việc chuyển nhượng đó cũng có nhiều trường hợp chuyển lợi ích công thành lợi ích riêng. Ví dụ như DN thuê đất đó giá thuê trên hợp đồng thấp, còn giá thuê đất thực tế thì cao. Đây là kẽ hở mà hiện nay pháp luật chưa có biện pháp gì để kiểm soát.
 
Trước đó, theo thông tin trên  một số cơ quan báo chí, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng diện tích đất đã được đền bù tại khu dân cư Phước Kiển rộng 32,4 ha cho QCG. Giá chuyển nhượng chỉ 1,29 triệu đồng/m2.
 
Theo bản phụ lục hợp đồng cuối cùng, sau khi hoàn tất chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai, Công ty Tân Thuận thu về ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng. Đây là  số tiền được cho là quá thấp so với giá thị trường thời điểm đó, khoảng 2.400 tỷ đồng.
 
Thông tin cũng cho rằng, thương vụ chuyển nhượng đất công này diễn ra hết sức "âm thầm", thay vì đưa ra đấu giá công khai, rộng rãi để đạt được mức giá tốt nhất thu về cho ngân sách Nhà nước.
 
Ngay sau đó, ngày 18.4, Văn phòng Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã có thông báo, việc ký hợp đồng bán đất của Công ty Tân Thuận cho QCG đã không báo cáo cho Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định. Do đó, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với QCG để hủy hợp đồng. Ngay sau đó, ông Nguyễn Quốc Cường, Phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, khi trao đổi với báo chí cũng cho biết hợp đồng mua đất của Công ty Tân Thuận là giao dịch dân sự thông thường, thuận mua vừa bán. Nếu TP.HCM yêu cầu thì doanh nghiệp  sẵn sàng trả lại trên cơ sở điều khoản hợp đồng ký kết.
“Thậm chí nếu nghiêm trọng có thể chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xem có “móc ngoặc”, thông đồng hay không. Nếu cơ quan điều tra phát hiện ra có đủ bằng chứng việc có sự thông đồng, cấu kết để mua được đất giá rẻ thì không chỉ bên chuyển nhượng mà ngay cả bê mua là QCG cũng bị xử lý hành vi hối lộ”, ông Đinh Trọng Thịnh phân tích.  
(Theo Dân việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làm rõ Quốc cường Gia Lai có “móc ngoặc” để mua được đất công giá rẻ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI