Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Làm rõ các sai phạm trong việc thi công dự án thủy lợi Bắc Bến Tre
(10:18:17 AM 15/08/2015) Người dân phản ảnh về các sai phạm trong quá trình thi công dự án trên như: thi công chậm để sắt rỉ sét, dùng nước mặn trộn bê-tông, bán sắt thép, xi –măng ra bên ngoài…Ảnh: TL
Tại buổi kiểm tra, các nhà thầu thi công đã thừa nhận việc có việc sai phạm trong việc thi công chậm để sắt rỉ sét ở cống số 36, 37 và Cả Nhỏ ( xã Định Trung, huyện Bình Đại ). Đơn vị thi công đã thống nhất cắt bỏ toàn bộ thép rỉ sét và chỉ chừa lại 0,5m sát với bản đáy cống để hàn nối thép mới. Về việc nhà thầu thi công dùng nước mặn trôn bê –tông, đơn vị quản lý dự án đã mời các thành phần có liên quan và Công ty cổ phần tư vấn và kiểm định miền Nam lấy mẫu nước trộn bê-tông cống Cả Nhỏ ( xã Định Trung ) để xét nghiệm (còn cống số 36 và 37 tại thời điểm cử tri phản ánh không còn hạng mục nào trộn bê-tông ). Kết quả, nước trộn bê-tông cống Cả Nhỏ đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 4506: 2012 ( nước cho bê-tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật ). Báo cáo của đơn vị chủ đầu tư khẳng định đơn vị thi công không sử dụng nước mặn trộn bê-tông ở cống số 36, 37 và Cả Nhỏ.
Về vết nứt ở cống số 36 và 37 theo phản ánh của người dân là đúng. Đại diện của đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi 2 và Báo cáo của đơn vị chủ đầu tư gọi vết nứt là “ khe lún làm kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt “, nhà thầu sẽ có trách nhiệm xử lý lún nứt trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác và trong thời gian bảo hành công trình.
Đối với việc san lấp kênh dẫn dòng, trả lại mặt bằng để dân sản xuất hiện nay cũng đang gặp khó khăn do phải chờ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn duyệt kinh phí phát sinh, vì khối lượng đất cát dùng san lấp vượt so dự toán ban đầu, do kênh dẫn dòng bị xói lở rộng hơn dự kiến. Về việc người dân phát hiện công trường có bán xi –măng là không đúng, đại diện nhà thầu thi công cho rằng không phải công nhân mà là người của đơn vị chở vật tư bán cho công trường nhưng do chất lượng không đạt đã chuyển trả lại…
Theo ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, các đơn vị thi công cần phải rút kinh nghiệm những vấn đề mà người dân phản ánh để những công trình sau được tốt hơn. Đơn vị tư vấn giám sát cần phối hợp chặt chẽ với ban giám sát cộng đồng ở địa phương để giám sát trong thi công và cùng với ban quản lý dự án tháo gỡ khó khăn cho đơn vị thi công.
Công trình đê ven sông Tiền huyện Bình Đại, đê ven sông Hàm Luông, cùng với tuyến đê biển huyện Bình Đại, đê biển huyện Ba Tri, tạo thành hệ thống đê khép kín, có tác dung ngăn mặn, trữ ngọt cho 139.000 ha đất tự nhiên vùng Bắc Bến Tre, trong đó có khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp chủ động lấy ngọt, dẫn ngọt, lấy phù sa, rửa phèn; kiểm soát mặn cho 20.100 ha nuôi trồng thủy sản của hai huyện Bình Đại và Ba Tri.
Riêng công trình đê ven sông Tiền gồm nhiều hạng mục: tuyến đê dài 26km, mặt đê rộng 6m, trải cấp phối đá dăm rộng 5m; cao trình đỉnh đê 3.00; có 45 cống dưới đê, trong đó có 9 cống tròn phi 100, còn lại các cống hộp khẩu độ ngang 2 – 3m và các cống hở khẩu độ ngang từ 3 – 20m. Ngoài ra, dự án còn có cống Tân Phú, cống Bến Rớ thuộc huyện Châu Thành, với tổng mức đầu tư 685,736 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?