»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:21:00 PM (GMT+7)

Lâm Đồng: Chưa có quy định xử lý người đứng đầu để xảy ra lấn chiếm rừng trái phép

(14:00:50 PM 22/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa chỉ đạo các sở ngành, cơ quan, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo ông S, thời gian qua, UBND tỉnh đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các sở ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai thực hiện đề án sát với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị nhằm tạo chuyển biến rõ nét, hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, đơn vị. 

 
Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NNPTNT) và các địa phương còn lúng túng, rất chậm. Việc đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện đề án chưa cụ thể, chưa sát với điều kiện, tình hình thực tế, chưa có quy định cụ thể để xử lý người đứng đầu, tổ chức, cá nhân liên quan khi để xảy ra vi phạm. 
 
[-]Lâm[-]Đồng:[-]Chưa[-]có[-]quy[-]định[-]xử[-]lý[-]người[-]đứng[-]đầu[-]để[-]xảy[-]ra[-]lấn[-]chiếm[-]rừng[-]trái[-]phép
Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn biến phức tạp
 
Các địa phương, cơ quan chức năng chưa có biện pháp, giải pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm dứt điểm, triệt để. Do đó, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại một số địa phương thời gian qua còn xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp… gây thất thoát tài nguyên rừng và ảnh hưởng không tốt đến dư luận.
 
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới, yêu cầu Sở NNPTNT khẩn trương tham mưu UBND tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2020 -2025 để chỉ đạo tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.
 
Xác định cụ thể diện tích rừng bị phá từ năm 2016 đến nay (diện tích đã xác định đối tượng vi phạm, diệm tích chưa xác định đối tượng vi phạm, thời điểm vi phạm…) từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch giải toả thu hồi hoàn thành trong quý I/2021 và triển khai trồng rừng, khôi phục rừng trong quý II/2021.
 
Ngoài ra, giao UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm việc xử lý, tham mưu xử lý đối với việc san gạt đất lâm nghiệp tại tiểu khu 473, xã Lộc Tân về diện tích đất thu hồi dự án của Công ty TNHH Hùng Lộc Tiến. Chỉ đạo đơn vị chủ rừng tiến hành rà soát thực trạng, thời gian rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị xâm chiếm.
 
Giao UBND huyện Đức Trọng tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp tại tiểu khu 28, xã Hiệp An thuộc dự án của Công ty CP du lịch sinh thái Phương Nam.
 
Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quy định về thực hiện các biện pháp và hình thức xử lý đối với người đứng đầu, tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Đồng thời, đưa vào xét xếp loại thi đua của cơ quan, đơn vị đó hàng năm đảm bảo sát thực tế và đúng quy định.
(PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng: Chưa có quy định xử lý người đứng đầu để xảy ra lấn chiếm rừng trái phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI