»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:10:57 AM (GMT+7)

Kiểm soát loài ngoại lai ở Việt Nam: Luật ‘bò’ theo thực tế

(12:39:51 PM 25/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiều loài ngoại lai xâm hại đã được đưa vào Việt Nam nuôi trồng, gây những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cũng như môi trường, song không hề có tên trong danh mục loài ngoại lại xâm hại tại Việt Nam.

Kiểm[-]soát[-]loài[-]ngoại[-]lai[-]ở[-]Việt[-]Nam:[-]Luật[-]‘bò’[-]theo[-]thực[-]tế
Chồn nhung đen, một loài ngoại lai xâm hại mang nhiều rủi ro.


Từ đầu năm 2000, loài chuột hải ly được nhập khẩu về Việt Nam để nuôi thử nghiệm lấy thịt da xuất khẩu, chống đói nghèo mà không biết rằng chuột hải ly có tên trong 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới. Chúng được cho là mang các mầm bệnh lao, lao tủy, lao da… gây bệnh cho con người và vật nuôi, gây ảnh hưởng xấu tới các động vật khác.

Sau đó, nhận thấy sự nguy hại của loài sinh vật này, các cơ quan chức năng đã phải cấm nhập khẩu, tiến hành tiêu hủy và giải quyết các vấn đề liên quan tới chuột hải ly. Đến năm 2013, chuột hải ly có mặt trong danh mục các loài xâm hại tại Việt Nam được đưa ra tại Thông tư liên tịch số 27/2013 của Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT).

Chuột hải ly không phải là bài học “xương máu” duy nhất về những tổn thất do loài ngoại lai xâm hại gây ra.

Đầu năm 2011, chồn nhung đen bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với những lời đồn thổi về chất lượng của loài chồn này. Nhiều người dân ở các địa phương bỏ tiền ra mua chồn nhung đen về nuôi mong thu lợi cao. Tuy nhiên, theo đánh giá, thịt chồn nhung đen không ngon và thị trường của chồn nhung đen cũng rất hẹp, khả năng phát triển không cao, mang lại nhiều rủi ro cho người nuôi.

Đến đầu năm 2014, tại Bắc Ninh xuất hiện các mô hình gián đất du nhập từ Trung Quốc. Gián đất là một trong những côn trùng môi giới truyền các bệnh về đường tiêu hóa với tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Gián đất không có tên trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Sau đó, Bộ NN&PTNT đã phải cấm việc nuôi gián đất vì có nhiều nguy cơ rủi ro cho môi trường, xã hội và nền kinh tế.

Nhiều bất cập

Tại Hội thảo Đánh giá thực trạng quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học Tổng cục Môi trường khẳng định rằng, công tác quản lý loài ngoại lai hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

“Nhiều quy định quản lý loài ngoại lai xâm hại chưa có hướng dẫn thực thi cụ thể. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại những bất cập nội tại trong các văn bản đã được ban hành, kể cả văn bản Luật”, bà Nhàn cho hay.

Phân tích chi tiết, bà Đặng Thị Kiều Oanh - Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, hiện nay, nội dung quản lý các loài ngoại lai xâm hại xuất hiện trong 5 Luật khác nhau song vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Nhiều điều khoản trong Luật Đa dạng sinh học 2008, Bộ Luật được cho là quan trọng nhất trong vấn đề quản lý loài ngoại lai xâm hại không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn với nhau.

Trong khi đó, các quy định hiện tại chỉ mới tập trung vào các quy định khi nhập khẩu mà thiếu hẳn phần phân tích nguy cơ xâm hại (quy định trước khi nhập khẩu), phát hiện sớm và phản ứng nhanh (quy định trong nước) đối với các loài ngoại lai xâm hại.

Nhiều đối tượng cần quản lý như động vật cảnh, cây cảnh, động thực vật là thức ăn cho các động vật nuôi vẫn chưa được đề cập tới trong bất cứ quy định nào. Phong trào nuôi chuột hamster làm cảnh tại một số địa phương rộ lên vào khoảng năm 2008 là một ví dụ.

Bên cạnh đó, theo bà Oanh ngay các loài ngoại lai xâm hại đã biết hiện nay đã được xác định tuy nhiên vẫn thiếu các biện pháp quản lý hữu hiệu vẫn tiếp tục phán tán, lan tràn và ảnh hưởng tới môi trường, đa dạng sinh học.

“Hiện nay, hệ thống pháp lý của Việt Nam trong vấn đề kiểm soát sinh vật ngoại lai đã bước đầu hình thành đặc biệt là từ sau Luật Đa dạng sinh học năm 2008… Tuy nhiên, khi xem xét các văn bản thì thấy rằng trong hệ thống quy định pháp của Việt Nam vẫn còn những khoảng trống và những tiếp cận vẫn chưa phù hợp với quốc tế”, bà Nhàn khẳng định.

Nhận thức hạn chế

Một trong khó khăn của việc kiểm soát sinh vật ngoại lai tại Việt Nam hiện nay được cho là do nhận thức và năng lực của các cán bộ các cơ quan chức năng còn hạn chế.

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, có tới 90% cán bộ được hỏi thuộc cấp quản lý Trung ương và trên 90% cán bộ được hỏi thuộc cấp địa phương đánh giá cơ quan công tác chưa đủ năng lực quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại do chưa có cán bộ hiểu biết về sinh vật ngoại lai hay do chưa có đủ phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài chính...

Cơ quan Hải quan là đơn vị thực thi kiểm soát việc nhập khẩu sinh vật ngoại lai nhưng việc nhận diện các loài sinh vật ngoại lai xâm hại còn hạn chế. Có khoảng 60% cán bộ được hỏi tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Chi cục Hải quan địa phương không nhận biết được một số loài là sinh vật ngoại lai xâm hại.

Lê Văn/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiểm soát loài ngoại lai ở Việt Nam: Luật ‘bò’ theo thực tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI