»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:48:04 AM (GMT+7)

Không thể mãi chạy theo xử lý sự vụ

(11:39:30 AM 12/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Đó là khẳng định của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM liên quan đến việc giải quyết bùn thải tồn đọng tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Hiện mỗi ngày TPHCM tiếp nhận hàng trăm tấn bùn thải. Việc tồn đọng 4.000 tấn bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng chỉ là một trong số ít lượng bùn thải phát sinh tại TP mà không biết phải xử lý như thế nào. Và nếu chọn cách giải quyết bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng bằng cách đổ tạm vào bãi chôn lấp rác thì không biết đến bao giờ mới giải quyết căn cơ vấn nạn bùn thải hiện nay.

 

Xử lý bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng không phải chuyện đơn giản. Ảnh: Kim Ngân

 

Xử lý bùn thải: Đổ bậy vẫn là phổ biến

 

Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, khẳng định, hiện trung bình mỗi ngày TP tiếp nhận khoảng 500 tấn bùn thải nạo vét từ hệ thống kênh rạch. Riêng đại diện Công ty Thoát nước đô thị TP nhấn mạnh thêm, vào những lúc cao điểm, nhất là khi các đại công trường của TP thi công, mỗi ngày có thể phát sinh hàng triệu mét khối bùn thải. Đó là chưa kể hiện còn có hàng trăm tấn bùn thải phát sinh từ hoạt động nạo vét kênh rạch tại các quận huyện. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thừa nhận, hiện rất khó để thống kê đầy đủ lượng bùn thải phát sinh. Nguyên nhân việc quản lý hệ thống kênh rạch nội ngoại thành TP phân tán cho nhiều cơ quan chức năng quản lý.

 

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, đại diện Trung tâm Điều hành chống ngập TPHCM, cho biết, hiện Sở NN-PTNT quản lý hơn 2.000 tuyến sông, kênh rạch với chiều dài gần 3.000km; Trung tâm Điều hành chống ngập quản lý 680 tuyến kênh với chiều dài gần 900km. Còn lại, UBND quận huyện quản lý hơn 200 tuyến kênh với chiều dài hơn 300km. Cùng với việc quản lý, công tác duy tu nạo vét bùn thải kênh rạch và xử lý bùn thải như thế nào cũng do các đơn vị này chịu trách nhiệm.

 

Chính vì TP chưa có điểm tập kết đối với loại chất thải là bùn thải nên lượng bùn phát sinh thường do các đơn vị tự tìm cách xử lý. Rất nhiều đơn vị không thể có giải pháp xử lý loại bùn này. Mặt khác, ngân sách thành phố cũng không có khoản chi nào dành cho việc xử lý bùn thải, nên họ đành phải đổ bậy chất thải ra môi trường.

 

Đó là chưa kể, thành phần bùn thải kênh rạch của TP chứa rất nhiều chất thải nguy hại. Đơn cử, trong 4.000 tấn bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng có lẫn tạp chất kim loại nặng. Trong đó, đáng lo ngại nhất là crôm. Và nếu cho phép lượng bùn thải này đổ vào bãi chôn lấp rác, thì không thể xử lý giống như rác thải đô thị thông thường mà phải xây dựng hộc chôn lấp riêng, ngăn thấm xuống đất và khu vực xung quanh. Cách xử lý trên là rất phức tạp. Còn ngược lại, giao cho cơ sở tư nhân đốt đúng với quy định xử lý chất thải nguy hại thì thành phố phải chi trả khoản kinh phí khổng lồ.

 

Cần xã hội hóa đầu tư để việc xử lý căn cơ hơn

 

Cách nào để giải quyết triệt để lượng bùn thải trên không phải là câu hỏi bây giờ mới đặt ra. Từ 3 năm trước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần kiến nghị nên xã hội hóa hoạt động đầu tư xử lý bùn thải tương tự như mô hình xử lý rác thải. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, đề xuất trên vẫn chưa được thực hiện. Rào cản lớn nhất là không thể tìm ra đất cho nhà đầu tư - vào thời điểm đó khu xử lý chất thải Tây Bắc Củ Chi chưa hoàn thiện việc giải tỏa đền bù. Mặt khác, về phía Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị đang sở hữu dự án đầu tư nhà máy xử lý bùn thải, nhưng đã hơn 10 năm vẫn chưa thể kêu gọi nhà đầu tư.

 

Quan trọng hơn, cho đến bây giờ, thành phố vẫn chưa xây dựng tiêu chí kêu gọi nhà đầu tư trong lĩnh vực này, những chính sách hỗ trợ, đơn giá xử lý cho một tấn bùn thải được xử lý. Một cách nào đó cần nhìn nhận bùn thải cũng giống như rác thải đô thị. Do đó, thành phố cũng cần phải ứng xử với nhà đầu tư xử lý bùn thải giống như xử lý rác thải đô thị. Tương tự, trung bình mỗi tấn rác thải đô thị được xử lý, ngân sách thành phố chi trả từ 5USD đến gần 18USD, vậy với việc xử lý bùn thải thì cũng cần xây dựng biểu giá thành phố chi trả bao nhiêu tiền/tấn bùn thải xử lý cho nhà đầu tư? Từ biểu giá này, các nhà đầu tư sẽ tự cân đong đo đếm và định lượng được hiệu quả đầu tư của mình trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

 

Có thể nói, trong khoảng 5 năm tới, khi hàng loạt nhà máy xử lý nước thải đô thị của TP đi vào hoạt động thì lượng bùn thải phát sinh không dừng lại con số vài trăm ngàn tấn mà có thể lên đến vào triệu tấn/ngày. Nếu ngay từ bây giờ, TP không sớm có chính sách kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực này thì khó tránh khỏi tình trạng ùn ứ bùn thải giống như nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Đến lúc đó, việc ngăn chặn nạn ô nhiễm từ bùn thải là vô phương cứu chữa.

 

Theo GS Ngô Hoàng Văn, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng được đầu tư xây dựng bài bản và có hệ thống. Trong đó, việc xử lý bùn thải cũng đã được tính đến và được phê duyệt ngay từ đầu. Thế nhưng, khi việc xử lý bùn thải hoạt động không hiệu quả thì cũng phải xem xét trách nhiệm thuộc về đơn vị nào, do chủ đầu tư sai hay đơn vị vận hành chưa đúng? Thiết nghĩ, cách xử lý bằng cách đem chôn tại bãi chôn lấp rác thải Đông Thạnh hoặc Phước Hiệp chỉ là giải pháp tạm thời, không đạt hiệu quả cao trong xử lý ô nhiễm. Do đó, cần phải tính đến những giải pháp dài hơn và căn cơ hơn.

 

 Bổ sung kinh phí để xử lý mùi bùn thải

 

Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM vừa được UBND TPHCM chấp thuận bổ sung kinh phí 13 tỷ đồng để lắp đặt trang thiết bị xử lý mùi bùn thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Theo đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP sẽ phối hợp các sở - ngành liên quan rà soát, lập kế hoạch đầu tư dự án “Xây dựng trạm tiếp nhận, chế biến và xử lý bùn tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh”. UBND TP cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở - ngành chức năng và UBND huyện Bình Chánh xem xét bố trí nơi đổ bùn từ Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với hơn 4.000 tấn bùn tồn đọng và 40 tấn bùn phát sinh mỗi ngày, không để ứ đọng bùn làm phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường.

V.A

(Nguồn: Minh Xuân/SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không thể mãi chạy theo xử lý sự vụ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI