»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:35:29 PM (GMT+7)

Không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?

(13:03:40 PM 22/12/2014)
(Tin Môi Trường) - “Pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt? Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà? Không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?".

Không[-]cho[-]báo[-]chí[-]vào[-]thì[-]thôi[-]chứ[-]sao[-]lại[-]phạt?
Chủ tịch Quốc hội đề nghị không quy định "cứng" phóng viên phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu khi tham dự và đưa tin về phiên tòa.


Cho ý kiến tại phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/12, đề cập đến các hành vi vi phạm và quy định xử phạt trong Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, Chủ tịch Quốc hội nêu băn khoăn: Nội quy phiên tòa ai đặt ra? Hay mỗi tòa án lại đặt một nội quy, đây có phải căn cứ để xử phạt không?

Một phiên tòa có nhiều thành phần như tòa án, viện kiểm sát, luật sư, người làm chứng, thân nhân, bị cáo… Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu căn cứ vào nội quy thì cũng không biết nội quy như thế nào. Do vậy nội quy cần phải quy định rõ.

Liên quan đến quy định nhà báo dự phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, ông Nguyễn Sinh Hùng nêu ra một số điểm còn chưa rõ: Có phải nhất thiết nhà báo phải có thẻ mới được vào không? Thứ hai, người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu? Tòa chỉ cho mấy nhà báo đến, hay không cho vào đưa tin, hay thế nào?...

“Pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt? Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà không? Anh không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?...” - ông Hùng đặt vấn đề. 

Liên quan đến quy định buộc rời khỏi phòng xử án, khám người, khám đồ vật… Chủ tịch Quốc hội cũng “chưa hình dung nổi” quy trình, thủ tục và thực hiện hành vi này thế nào. “Buộc rời là một hành vi? Tạm giữ tới đâu? Mấy ngày? Ai cho lệnh tạm giữ? Ai áp giải? Khám người cũng là trình tự phức tạp lắm nhưng viết thế này thì đơn giản quá” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Một số đại biểu cũng băn khoăn vì luật đã quy định mức xử phạt rồi, giờ lại mở rộng ra thì có phù hợp không. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, Pháp lệnh này còn có những cái lẫn lộn, thậm chí có cái “ôm” luôn vào trong này mà lại bỏ mất luật khác, một số điều như tại điều 10, 11 không thể là xử phạt hành chính mà là tội hình sự.

Trước những ý kiến trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, không phải bất cứ hành vi nào vi phạm cũng bị xử phạt. Chỉ trong trường hợp có lỗi và vi phạm điều luật tố tụng và gây cản trở hoạt động tố tụng thì mới bị xử phạt. Ông Hiện dẫn dụ, quy định váy ngắn không được đến tòa, nhưng nếu cứ mặc đến thì mời ra mà không xử phạt luôn. Tuy nhiên nếu mời ra nhiều lần mà cố tình không ra lúc đó mới xử phạt hành chính.

Liên quan đến việc xử phạt báo chí, ông Hiện cho biết, trong trường hợp quy định báo không được vào, mời ra nhưng không ra, gây cãi lộn thì lúc đó mới xử phạt chứ không phải hành vi nào cũng xử phạt.

Đề cập đến vấn đề quyền con người, Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình cho biết, pháp lệnh được dự thảo trên cơ sở luật xử lý vi phạm hành chính và có căn cứ pháp luật để cụ thể hóa quy định của luật, còn khái niệm "cản trở" thì trong Pháp lệnh đã có giải thích rõ ràng cụ thể.

Theo quy định Chánh án là người ban hành quy định thông tư phiên tòa. Theo ông Bình, đối với phóng viên báo chí đến tòa với tư cách pháp nhân thì bình thường, còn để tác nghiệp lại khác: Phải có thẻ nhà báo và có giấy giới thiệu cơ quan. Chánh án cũng nhấn mạnh thêm rằng, chính Hội Nhà báo yêu cầu như vậy khi xây dựng nội quy này và ông Bình cho quy định như vậy là đúng.

“Một số nước phóng viên vào tòa chỉ ngồi thôi chứ không được mang công cụ vào. Người ta chỉ vẽ lại chân dung bị cáo rồi báo lấy đăng, nếu không thì phiên tòa rất lộn xộn. Chúng ta báo nào, đài nào là chính thống, tòa cũng đã tổ chức phòng riêng để tác nghiệp” - ông Bình nói.

Trước lý giải của Chánh án TAND TC, Chủ tịch Quốc hội nêu: Tòa xét xử công khai, nhà báo có được vào không? Dân chúng được vào không?... Lẽ ra phải quy định do nội dung phiên tòa, điều kiện chật hẹp nên chỉ bố trí được từng này phóng viên thôi; các phóng viên tác nghiệp ở phòng ngoài, còn trong phòng xử chỉ dành cho vài nhà báo thôi.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng việc này. Chỉ phiên tòa xử "vip" mới phải quy định bao nhiêu thẻ, chứ không quy định chung thẻ nhà báo và giấy giới thiệu cơ quan.

“Có cho báo chí vào trong không hay buộc phải ngồi ngoài, phải quy định. Phạt cái gì, phạt hai bên cãi nhau à? Có thích đáng không? Chỉ phạt mỗi chuyện không xuất trình thẻ, quy định thêm giấy giới thiệu làm cái gì? Cái này không nên đưa vào Pháp lệnh” - Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Theo Infonet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI