»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:34:37 AM (GMT+7)

Không chỉ phạt tiền kẻ xâm phạm Việt Nam tìm dầu khí

(15:44:11 PM 06/09/2013)
(Tin Môi Trường) - "Những tàu vi phạm lãnh hải Việt Nam thăm dò dầu khí không thể chỉ phạt tiền rồi trục xuất, mà còn phải xem xét tội xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Tiền bao nhiêu cũng không thể thay thế được mức độ xâm phạm chủ quyền quốc gia thiêng liêng trên biển...", PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.

 

PV: Ngày 27/8/2013, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo đó, những hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí sẽ bị phạt từ 900 triệu đến 1 tỷ  đồng.



Ông bình luận như thế nào về việc đưa ra quy định và mức xử lý vi phạm như trên? Việc xử phạt vi phạm hành chính này có loại trừ các hình thức xử phạt khác theo luật, nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng không, thưa ông?

 

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Ban hành Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng là một cố gắng lớn để tăng cường quản lý nhà nước với các hoạt động dầu khí nói chung và trên biển nói riêng.



Trong nghị định quy định chi tiết mức và hình thức xử lý các vi phạm hành chính khác nhau, nhưng chưa phân biệt rõ theo các vùng biển khác nhau.

 

Đây chính là điều đáng lưu ý và là điểm yếu của nghị định này, khi quy định cùng mức phạt khi vi phạm ở các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau (quy định tại Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012).



Mức độ xử phạt tiền và bắt giữ đáng lẽ phải tăng dần khi từ vùng đặc quyền kinh tế, đến vùng tiếp giáp lãnh hải với các khu vực thềm lục địa tương ứng và thuộc hai vùng này.

 

Còn trong phạm vi lãnh hải với khu vực thềm lục địa thuộc lãnh hải là xâm phạm chủ quyền của quốc gia ven biển rồi mà chỉ áp dụng phạt tiền và trục xuất ra khỏi lãnh hải giống như các trường hợp vi phạm ở các vùng biển trên là vô lý.

 

Vi phạm này không chỉ chịu mức phạt hành chính cao hơn mà còn phải bắt giữ, tịch thu phương tiện và xem xét xử phạt hành vi xâm phạm chủ quyền nước ta trước khi quyết định có trục xuất hay không.

 

PV: Ngoài quy định trên, luật pháp Việt Nam có quy định xử lý hành vi xâm phạm lãnh hải, thăm dò, khai thác dầu khí như thế nào và đã từng xử lý các hành vi đó bao giờ chưa?



PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Tình hình trên biển luôn phức tạp, với tinh thần nhân đạo và hữu nghị, chúng ta đã thường xuyên đấu tranh với các hành vi vi phạm như vậy, đã bắt giữ phương tiện và trục xuất ra khỏi lãnh hải Việt Nam đối với hành vi xâm phạm lãnh hải để thăm dò, khai thác dầu khí.



Để tăng cường bảo đảm an ninh vùng biển và lập lại kỷ cương phép nước trong hoạt động khai thác, sử dụng biển và giữ gìn chủ quyền quốc gia, Luật biển Việt Nam 2012 đã xác định rõ các vùng biển Việt Nam với các chế độ pháp lý khác nhau, phù hợp với tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tập quán quốc tế.



Luật biển Việt Nam 2012 cũng đã quy định chi tiết các hành vi được phép và vi phạm các vùng biển của nước ta, đặc biệt là lãnh hải.

 

Nghị định 97/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/8/2013 (sau khi Luật biển có hiệu lực thi hành), nhưng lại không thấy đưa luật biển này làm một trong những căn cứ.

 

Bác Hồ từng dạy: "Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ!".



PV: Việc xử phạt những tàu vi phạm lãnh hải thăm dò dầu khí đã có quy định, nhiều người đặt câu hỏi, vậy việc xử phạt những hành vi xâm phạm lãnh hải cản trở tàu Việt Nam thăm dò hợp pháp trên lãnh hải của mình sẽ được xử lý ra sao. Theo ông, đây có phải là điểm thiếu sót của Nghị định vừa ban hành? Ông có đề xuất gì về điểm này?


PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Những tàu vi phạm lãnh hải Việt Nam thăm dò dầu khí không thể chỉ phạt tiền rồi trục xuất, mà còn phải xem xét tội xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

 

Tiền bao nhiêu cũng không thể thay thế được mức độ xâm phạm chủ quyền quốc gia thiêng liêng trên biển, cho nên những hành vi xâm phạm lãnh hải, cản trở tàu Việt Nam thăm dò hợp pháp trên lãnh hải nước ta, đương nhiên, phải xử tội là xâm phạm chủ quyền, cao hơn là đe dọa an ninh chủ quyền lãnh hải và cao nữa là tội xâm lược.



Vì theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Luật biển Việt Nam 2012, ranh giới phía biển của vùng lãnh hải nước ta (cách đường cơ sở 12 hải lý) gọi là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

 

Nước ta có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn như trên lãnh thổ đất liền, trừ quyền tàu thuyền nước ngoài đi qua lại không gây hại.



Các hoạt động vi phạm nói trên trong vùng lãnh hải nước ta đều thuộc dấu hiệu của hành vi gây hại được quy định cụ thể và chi tiết trong Luật biển Việt Nam 2012 và đều là hành vi xâm phạm lãnh thổ (trên biển) của một quốc gia có chủ quyền.

 

PV: Theo ông, với quy định này, việc xác định hành vi vi phạm và xử lý sẽ được tiến hành như thế nào? Liệu chúng ta có gặp khó khăn và rào cản nào trong việc xử lý những hành vi này hay không, và vì sao, thưa ông?



PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Để kiểm tra xem ta xử lý như thế nào là được hay chưa được nên đối chiếu với luật pháp quốc tế quy định cụ thể về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của quốc gia ven biển.

 

Gần đây ta lại có Luật biển Việt Nam (2012) như là một “UNCLOS” con và một Hiến pháp biển, đảo của nước ta. Cứ chiểu theo quy định trong các văn bản pháp luật như vậy mà làm cho phù hợp.



Đã vào đến lãnh hải mà gây hại, thì tùy mức độ gây hại khác nhau chúng ta sẽ phải sử lý nghiêm: bắt giữ, tịch thu toàn bộ phương tiện (gồm cả thông tin, dữ liệu, v.v), phạt tiền, thông báo ngoại giao, trục xuất và xử lý hình sự theo luật pháp của Việt Nam.

 

Khi xử lý những hành vi vi phạm này chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn và rào cản, trước hết từ quốc gia có người vi phạm, từ chính thái độ người vi phạm, v.v, nên phải xử lý thận trọng, có lý, có tình, nhìn toàn cục và cân nhắc từng trường hợp cụ thể, không để lợi dụng và phải lấy lợi ích quốc gia làm trọng.



PV: Đưa ra quy định xử phạt những hành vi xâm phạm lãnh hải, làm tổn hại lợi ích quốc gia như vừa rồi có phải là hoạt động hành pháp thông thường của các nước không, thưa ông? Những hành vi tương tự theo luật pháp các nước trong khu vực thường bị xử lý như thế nào?



PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Quốc gia nào mà chả làm thế, và đều đưa lợi ích quốc gia mình lên trên hết. Dù nói hay đến mấy nhưng thử đụng vào họ xem, không ai để yên cho ta đâu.

 

Bên cạnh phải tuân thủ pháp luật quốc tế, mỗi quốc gia tùy thực tế riêng mà có cách quy định cụ thể khác nhau.



Học hỏi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực tế của các nước là nhu cầu của nước đi sau như ta. Các nước láng giềng làm gì, làm thế nào ta “bắt chước” họ, rồi “cải tiến” cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta, sau thời gian áp dụng thực tế sẽ điều chỉnh, cải tiến và sáng tạo thêm. Bác Hồ đã dạy: Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ!

 

Xin cảm ơn ông!

(Theo Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không chỉ phạt tiền kẻ xâm phạm Việt Nam tìm dầu khí

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI