»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:56:27 PM (GMT+7)

Kết quả xử lý các cơ quan báo chí thông tin sai về việc "nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng"

(00:39:51 AM 22/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Kết quả xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

Trên cơ sở khảo sát độc lập bằng cách thu mua 106 mẫu nước mắm thành phẩm đang được bày bán trên thị trường gửi đi xét nghiệm, ngày 12/10/2016, Báo Thanh niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”, đưa ra nhận định, nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỷ lệ nhiễm thạch tín càng cao và công bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”.

 

 Kết[-]quả[-]xử[-]lý[-]các[-]cơ[-]quan[-]báo[-]chí[-]thông[-]tin[-]sai[-]về[-]việc[-]"nước[-]mắm[-]có[-]hàm[-]lượng[-]thạch[-]tín[-]vượt[-]ngưỡng"[-]
Ảnh minh hoạ: IE
 
Chiều ngày 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 01 mẫu của Thái Lan, cũng đưa ra kết luận:  Kết quả cho thấy: “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, đưa ra kết luận: 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
 
Kết quả công bố của Báo Thanh niên, cũng như Vinastas là mập mờ, không giải thích giữa hai loại Arsen hữu cơ và Arsen vô cơ loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại. Đặc biệt, nhấn mạnh các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống; trong khi đó Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế, chỉ quy định giới hạn đối với Arsen vô cơ, còn Arsen hữu cơ không quy định giới hạn.
 
Từ kết quả khảo sát của báo Thanh niên và Vinastas, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống. Danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng thạch tín được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng. Từ ngày 12/10/2016 đến ngày 23/10/2016, truyền thông xã hội có trên 44 nghìn bài viết, 95 nghìn lượt chia sẻ, 108 nghìn thảo luận, trên 63 nghìn bình luận. Đỉnh điểm là ngày 18/10, sau khi Vinastas tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên mạng xã hội có trên 42.275 thảo luận.
 
50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và Vinastas; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng).
 
Hậu quả của việc thông tin đã làm dư luận xã hội hết sức hoang mang, các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người dùng tẩy chay, không đưa được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước mắm truyền thống càng khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.  
 
Ngày 21/10/2016, ngay khi phát hiện dấu hiệu sai phạm, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời có bài trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí, nêu rõ sự mập mờ trong báo cáo kết quả khảo sát của Vinastas, chỉ ra những sai phạm trong quá trình tác nghiệp của báo chí và việc đồng loạt đưa tin bài giống nhau trên nhiều tờ báo là điều không bình thường; từ đó định hướng dư luận, tạo hiệu ứng thông tin tích cực trong xã hội. Các cơ quan báo chí đã lan tỏa nội dung này, đồng thời, tiếp tục khai thác, phân tích, làm rõ sự mập mờ, không rõ ràng và phản bác kết quả khảo sát của Báo Thanh niên và Vinastas.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau khi xem xét nội dung thông tin trên báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an đánh giá mức độ sai phạm trong thông tin của 50 cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, phân làm 03 loại:
 
- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia;
 
- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả rất nghiêm trọng;
 
- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an thống nhất quan điểm, cách thức xử lý, bảo đảm yêu cầu xử lý nghiêm minh, có mức độ xử lý khác nhau; tạo niềm tin của người dân đối với Chính phủ; sự đồng thuận của xã hội và báo giới.
 
Đồng chí Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan đã làm việc với đại diện cơ quan chủ quản có báo chí đăng thông tin sai sự thật gây phương hại lợi đến lợi ích quốc gia, gây hậu quả rất nghiêm trọng; yêu cầu các cơ quan chủ quản có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc các cá nhân liên quan.
 
 Ngày 14/11/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi phạm như sau:
 
1. Báo Thanh niên: Là cơ quan báo chí có bằng chứng nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung thông tin để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không chính xác, đồng thời đã tổ chức thông tin trên báo chí gồm 06 bài có nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng. Báo Thanh niên đã chủ động gỡ bỏ các bài viết trên báo điện tử và thực hiện cải chính, xin lỗi. Để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về một số cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí và các ban, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tờ báo.
 
 - Hành vi vi phạm: Thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
 
- Mức phạt tiền: 200.000.000 đồng (Mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí).
 
- Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí, lãnh đạo các ban, nhà báo, phóng viên của Báo Thanh niên có liên quan đến sai phạm, khi có kết quả xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
 
2. Các cơ quan báo chí bám sát sự kiện, đăng tải kết quả công bố của cả Báo Thanh niên và Vinastas, đã thông tin sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi (gồm 08 cơ quan báo chí).
 
- Hành vi vi phạm: Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng theo điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
 
- Căn cứ nội dung thông tin trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng thông tin của cơ quan báo chí đến dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt như sau:
 
Báo điện tử Người tiêu dùng: 50.000.000đồng;
 
06 cơ quan báo chí là Báo điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại đoàn kết, Báo điện tử Người đưa tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet mức phạt 45.000.000đồng/01 cơ quan.
 
Tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng: 40.000.000đồng.
 
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc các cơ quan báo chí thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật.
 
- Đối với cá nhân: Khi có kết quả xử lý kỷ luật của các cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
 
3. Đối với các cơ quan báo chí chỉ đăng thông tin về 01 kết quả khảo sát của Báo Thanh niên hoặc Vinastas, đã thông tin theo kết quả công bố sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính xin lỗi (gồm 41 cơ quan báo chí)
 
- Hành vi vi phạm: Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
 
- Căn cứ nội dung thông tin trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng thông tin của cơ quan báo chí đến dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 41 cơ quan báo chí từ 10.000.000đồng đến 15.000.000đồng.
 
- Đề nghị cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
 
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc các cơ quan báo chí thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật.
T.H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết quả xử lý các cơ quan báo chí thông tin sai về việc "nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI