»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:29:22 AM (GMT+7)

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16

(18:52:52 PM 27/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 27/3, Văn phòng Quốc hội đã có Thông báo số 597/TB-VPQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp thứ 16. 


Thông báo nêu rõ: "Ngày 22 tháng 3 năm 2013, tại phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội hỏi. Tham dự phiên họp có các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, đại biểu Quốc hội tại 63 tỉnh, thành phố và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát.


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trân trọng thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả phiên chất vấn như sau:


1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh các vị đại biểu Quốc hội đã dành thời gian tham gia phiên chất vấn, nghiên cứu kỹ nội dung, nêu câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần chất vấn; các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trả lời tập trung vào những vấn đề quan trọng mà đại biểu và cử tri quan tâm, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có những đổi mới; với không khí làm việc thẳng thắn, trách nhiệm, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng, đáp ứng được sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.


2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã nêu trong phiên chất vấn, đồng thời, lưu ý một số vấn đề sau đây:


2.1. Đối với Chánh án Toà án nhân dân tối cao:


Thứ nhất, cần có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm thực hiện cho được những quyết sách mà Nghị quyết 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013. Trong đó tập trung vào các vấn đề sau: không để án oan đối với người không phạm tội, hạn chế tối đa những vụ án quá hạn theo luật định; bảo đảm áp dụng án treo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế; khắc phục triệt để tình trạng tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành.


Thứ hai, nâng cao chất lượng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, tăng tỷ lệ xử lý đơn đúng hạn quy định của luật.


Thứ ba, khắc phục triệt để tình trạng thiếu biên chế của ngành Tòa án trong những năm qua, phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành việc tuyển dụng có chất lượng chỉ tiêu biên chế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.


Thứ tư, tăng cường hoạt động hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp trong việc tiếp tục hướng dẫn các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Bộ luật tố tụng Dân sự, Luật tố tụng Hành chính và Luật Trọng tài thương mại; đặc biệt chú ý tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử đối với từng loại vụ, việc.


Thứ năm, tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng thẩm phán, hội thẩm nhân dân, nâng cao trình độ đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân các cấp; bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án nhằm giảm tải án giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao.


Thứ sáu, tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra xét xử giám đốc thẩm, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, kể cả những vi phạm pháp luật của thẩm phán và của Tòa án. Xử lý nghiêm cán bộ ngành Tòa án vi phạm pháp luật.


2.2. Đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo:


Một là, khẩn trương hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta.


Hai là, tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông, bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử.


Ba là, tổng kết công tác đào tạo sư phạm và mạng lưới đào tạo ngành sư phạm trong cả nước, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kịp thời chấn chỉnh, hạn chế tình trạng thừa giáo viên khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay.


Bốn là, tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vấn đề này.


Năm là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính; gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, các địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của ngành giáo dục.


Sáu là, phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng tổ chức việc giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.


3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trả lời chất vấn tại phiên họp này có chương trình, kế hoạch, biện pháp thiết thực để thực hiện những vấn đề đã hứa trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước.


4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường hoạt động báo cáo, giải trình gắn với việc triển khai nhiệm vụ lập pháp, giám sát của mình; các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày càng chất lượng, hiệu quả".

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI