»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:07:47 AM (GMT+7)

Hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận

(09:51:38 AM 20/01/2013)
(Tin Môi Trường) - “Bất thường và không thuyết phục” – đó là ý kiến của ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trả lời Tuổi trẻ xung quanh kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm đất đai tại TP Đà Nẵng vừa được công bố.

 

Khu đất 29ha thuộc dự án khu đô thị Đa Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là một trong số nhiều dự án đất đai bị Thanh tra Chính phủ thanh tra. Ảnh: Đăng Nam 

 

Để làm rõ vấn đề này, trưa 19-1, Tuổi trẻ đã trao đổi qua điện thoại với ông Đỗ Văn Dũng, phó vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (Văn phòng Chính phủ), người trực tiếp theo dõi và xử lý hồ sơ về thanh tra Đà Nẵng.

 

* Thưa ông, một kết luận thanh tra được công bố nhưng đối tượng được thanh tra không đồng tình, cho rằng không phù hợp với thực tiễn. Theo ông, vấn đề sẽ được xử lý như thế nào?

 

-  Việc thanh tra, kết luận của thanh tra cũng như việc giải quyết sau kết luận thanh tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật. 


* Dư luận thắc mắc trong một cuộc họp báo ngày 10-1 của Thanh tra Chính phủ, khi báo chí hỏi kết quả thanh tra tại Đà Nẵng thì Thanh tra Chính phủ không công bố vì nói đó là tài liệu mật, nhưng đến nay lại “đột nhiên” không mật?

 

- Theo quy định, khi chưa có kết luận cuối cùng, các tài liệu là mật. Kết luận ban đầu được Thanh tra Chính phủ đóng dấu mật. Sau đó ngày 11-1 Thanh tra Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng là thanh tra rà soát lại thấy rằng các nội dung không còn thuộc danh mục bí mật nên đề nghị Thủ tướng cho công khai kết luận thanh tra theo đúng Luật thanh tra và Thủ tướng có ý kiến đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.


* Nhưng vì sao kết luận thanh tra đã hoàn tất và Thủ tướng đã có ý kiến từ khoảng hai tháng nay nhưng Thanh tra Chính phủ lại không công bố ngay mà đến thời điểm này mới công bố?

 

- Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận thanh tra. Ngay kết luận thanh tra Ngân hàng Phát triển tại buổi họp báo ngày 10-1 của Thanh tra Chính phủ cũng được công bố sau khoảng bốn tháng.


* Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến đồng ý của Thủ tướng vào ngày 13-1 là chủ nhật, bản thân lãnh đạo Đà Nẵng cũng thắc mắc về sự “nhanh chóng” bất thường này?

 

- Văn bản ngày 11-1 của Thanh tra Chính phủ đóng dấu “hỏa tốc” nên theo quy định, Văn phòng Chính phủ phải xử lý ngay. Ngày 13-1 Thủ tướng có ý kiến thì Văn phòng Chính phủ phải ra văn bản thông báo ngay, bất kể đó là ngày nghỉ, ngày lễ. Việc này là hoàn toàn bình thường.

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI