»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:08:51 AM (GMT+7)

“Gót chân Asin” của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

(03:55:59 AM 30/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.

Từ nửa đầu năm 2013, Trung Quốc đã đột ngột tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như những hoạt động tập trận trái phép tại Biển Đông - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái này của Bắc Kinh không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông mà còn đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, khiến cộng đồng ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Đông rất quan ngại.

 

 
Trung Quốc vừa lần đầu tiên tổ chức tập trận cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải ở Biển Đông.

 

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã có những nhận định xung quanh động thái này và về điểm mạnh và điểm yếu của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

 

-  Theo ông tại sao Trung Quốc lại chọn “đột phá khẩu” xuống phía nam và nhằm vào Biển Đông thay vì chọn hướng vươn ra Tây Thái Bình Dương từ biển Hoa Đông?

 

- Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng cá nhân tôi cho rằng Trung Quốc chọn Biển Đông mà không phải Hoa Đông làm đột phá khẩu để bành trướng sức mạnh quân sự trên biển là vì mấy lý do sau:

 

Thứ nhất, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tấp nập hàng đầu thế giới hiện nay, là huyết mạch của nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc - Đài Loan. Ai kiểm soát được tuyến hàng hải này có thể kiểm soát cả khu vực. Về điều này xin phép không nói nhiều vì nhiều học giả trong và ngoài nước đã phân tích sâu và kỹ.

 

Thứ 2, mặc dù cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đều bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp, đồng thời đang tranh chấp với láng giềng, nhưng ở Hoa Đông là Nhật Bản, một cường quốc số 2 châu Á, không dễ để Trung Quốc bắt nạt.

 

Trong khi đó tại Biển Đông, tranh chấp ở quần đảo Trường Sa rất phức tạp với 5 nước 6 bên, về thực lực phải nói thẳng rằng các nước này không mạnh bằng Trung Quốc, kể cả về quân sự, kinh tế. Trung Quốc có thể và đang thông qua việc chia rẽ nội khối ASEAN hòng làm mưa làm gió ở Biển Đông, điều này với họ dễ hơn nhiều khi họ đương đầu với Nhật Bản ở Hoa Đông.

 

Thứ 3, nếu chọn Hoa Đông làm đột phá khẩu thì Trung Quốc không chỉ phải đối phó với Nhật Bản mà sau lưng Nhật Bản là siêu cường Mỹ.

 

 
Các cường quốc như Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ sẽ không để một thế lực nào độc chiếm Biển Đông thành "ao nhà".

 

 

Chỉ riêng “vòng vây thứ nhất” Mỹ thiết lập bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, Trung Quốc đã không dễ vượt qua. Mặt khác, Tây Thái Bình Dương là địa bàn hoạt động chiến lược truyền thống của Hải quân Mỹ, Washington không dễ gì và cũng không thể nhường Bắc Kinh ở đây. Có lẽ vì vậy mà Trung Quốc chọn Biển Đông để bành trướng trước.

 

- Theo nhận định của ông thì Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông rất mạnh, vậy có điểm yếu nào không thưa ông, và những điểm yếu đó nếu có là gì?

 

- Về tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông tôi cho là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.

 

Đầu tiên, dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở Biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại Trường Sa, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển Trường Sa rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.

 

 
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy chỉ ra những "tử huyệt" của Hải quân Trung Quốc.

 

Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong .

 

Thứ 2, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở Biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ. Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích Biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực…

 

Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải Bắc Kinh "cố sống cố chết" để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù đưa ra có lý do gì cũng không thể che giấu được.

 

Mặt khác, như nhiều lần tôi đã nói, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Tôi cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.. sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

 

Thứ 3, tàu của Trung Quốc sẽ là miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Argentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Argentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10.000 tấn tối tân của Anh.

 

Thứ 4, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ một con.

 

 
Với chính sách một con và đội quân toàn con một, tinh thần lính Trung Quốc không được đánh giá cao một khi chiến tranh nổ ra.

 

 

Lứa tuổi trên 18- 20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành (6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại). Dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", chiều chuộng đủ đường.

 

Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông - Trường Sa nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép.

 

(Theo Giáo dục Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Gót chân Asin” của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI