Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Góp ý Dự thảo số 4 sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường 2005
(00:26:28 AM 30/07/2013)I, Những vấn đề cần xem xét hoàn thiện
1.Những quy định về xã hội hóa và Vai trò của Cộng đồng trong Dự thảo Luật BVMT
Trong quản lý môi trường hiện đại, nội hàm “cộng đồng”, “sự tham gia của cộng đồng”, “xã hội hóa” là rất quan trọng. Cần phải xác định rõ khải niệm cộng đồng và tạo quyền cho cộng đồng, nhưng trong Dự thảo 4 khái niệm và quyền hạn vai trò của cộng đồng chưa rõ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh quy định “về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường” không nói đến cộng đồng.
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường khoản 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân không nhắc đến cộng đồng có vai trò gì. Điều 5. Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường khoản 1. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường; v.v… Như vậy có nên hiểu “cộng đồng” được xép chung với “tổ chức” chăng? Tuy nhiên tại Điều 128, 138 và một số điều khác quy định về. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường lại đưa thêm khái niệm “cộng đồng dân cư” bên cạnh “tổ chức, cá nhân”. Như vậy nếu có điều nào nói về nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân mà không nói đến cộng đồng dân cư thì phải hiểu là cộng đồng dân cư không có quyền và nghĩa vụ gì trong BVMT? Điều 3 (Giải thích từ ngữ) không có khái niệm “cộng đồng dân cư” nên không rõ “cộng đồng dân cư” là như thế nào và có tương thích với khái niệm cộng đồng không?.
Trong Quản lý Môi trường ở các nước công nghiệp phát triển, cộng đồng là 1 trong 3 chân kiếng của mô hinh tam giác QLMT. Cộng đồng bao gồm người dân không phải quan chức Chính quyền và doanh nghiệp (người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường).
Mô hình Tam giác sắt trong Quản lý Môi trường
Dự thảo 4 cũng có những vấn đề liên quan cần trao đổi thêm như:
Điều 123. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường Khoản 2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Thế nào là đối tượng có liên quan? Cộng đồng có quyền tiếp cận thông tin như thế nào?
Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường. Dự thảo mới chỉ rõ quyền được biết (được cung cấp thông tn), được bàn, được tham gia đánh giá kết quả BVMT trên địa bàn.
Điều 158. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường quy định quyền khiếu nại và tố cáo của “Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư” nhưng chưa có điều khoản cụ thể về quyền giám sát,
Như vậy Dự thảo 4 Không có định nghĩa về “cộng đồng” hay “cộng đồng dân cư”.Trách nhiệm đối với cộng đồng.của các cơ quan quản lý Nhà nước còn mờ nhạt. Ngân sách nhà nước (chương XV Nguồn lực về BVMT) không hề quan tâm đến cộng đồng. Rõ ràng trong Dự thảo 4 Quyền BVMT của cộng đồng chưa được quy định đầy đủ.
2.Những quy định về Quản lý chất thải và Kiểm soát ô nhiễm
(i). Vấn đề Bảo vệ môi trường đối với làng nghề.
Điều 52.Khoản1. Cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề phải thực hiện các hoạt động sau đây:
b) Thực hiện các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, độ rung, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định;
c) Đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành và quản lý các công trình về bảo vệ môi trường làng nghề; nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định
Khoản 2. Làng nghề phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có kế hoạch bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom và xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Làng nghề không giống một doanh nghiệp. Nó có cấu trúc 2 trong 1 : làng và nghề. Làng nghề là “làng trong nghề và nghề trong làng”. Các hộ dân làm nghề trong làng nghề là những hộ cá thể, thường thiếu sự hợp tác đủ mức để cùng chăm lo đến môi trường, công nghệ thường lạc hậu, quản lý nghề theo kiểu gia đình truyền thống, khó áp dụng chế tài với cộng đồng nông thôn. Muốn môi trường làng nghề được cải thiện, cần tách làng (nơi sinh sống) ra khỏi nghề (nơi sản xuất) như kiểu thành lập các khu công nhiệp nông thôn ở Bắc Ninh. Làng vẫn còn, nghề vẫn còn, nhưng “làng nghề” thì không còn – đó chính là điều các nhà văn hóa lại không mong muốn. Vì vậy các quy định ở điều 52 trên đây khó có thể áp dụng rộng rãi cho làng nghê. Nên chăng cần quy định rõ: “Những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng cần chuyển sang khu quy hoạch cho sản xuất riêng, không được sản xuất trong làng”?
(ii). Vể vấn đề nhập khẩu phế liệu.
Dự thảo 4 dành cả một điều lớn (điều 57) quy định cho phép nhập khẩu phế liệu.
Khoản 2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
d) Không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu.
Khoản 4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải có trách nhiệm tái xuất phế liệu trong trường hợp không đáp ứng tiêu chí về bảo vệ môi trường
Dự thảo 4 lần này có vẻ “tránh” vấn đề rắc rối này. Cụ thể trong Dự thảo, điều 3 khoản 15 có nêu định nghĩa “phế liệu” nhưng trong cả chương VIII “Quản lý chất thải” không có nội dung nào đề cập “phế liệu” .
Suy rộng ra, việc này hàm ý “đối xử” với “phế liệu” nhập khẩu (thực chất là chất thải) như những chất thải khác và có thể còn được hưởng các “chính sách ưu đãi”( Điều 67 khoản 3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan) Đây thực sự là sự lập lờ cực kỳ nguy hiểm nhằm tạo điều kiện cho nhập khảu phế liệu Thực tế cho thấy phế liệu được nhập khẩu thời gian qua bao giờ cũng chứa một tỷ lệ nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại. Tái xuất không được, trả lại bên xuất không được khiến hàng trăm container “phế liệu” nằm ỳ ở cảng chưa biết xử lý thế nào.
Đã có đủ dữ liệu để luật định việc này, không nên mắc lại những rắc rối ở các văn bản dưới luật như vừa qua, nếu vẫn có chủ trương tiếp tục cho phép nhập khẩu chất thải (trá hình). Hơn thế nữa, điều 76 khoản 2 của Dự thảo 4 còn đề cập việc “xuất khẩu chất thải nguy hại”, càng khẳng định sự “tránh”, sự “lập lờ” có chủ ý về vấn đề “phế liệu” mà Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường (VACNE) kiên trì kiến nghị không cho nhập khẩu dưới bất kỳ hình thức nào.
3.Những quy định về ĐTM và ĐMC
Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Khoản 1. Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của mình;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a và b khoản này.
Như vậy quy định phân cấp này cho phép cơ quan phê duyệt dự án nào sẽ thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đó. Đây cũng là một dạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nên chăng việc thẩm định báo cáo ĐTM phải do Bộ TNMT và các Chi cục vùng của Bộ TNMT đảm trách thay cho các tỉnh?
Điều 37. Phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông. Khoản 6. Các dự án đầu tư chuyển nước sang lưu vực khác phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.Trong trường hợp dòng sông được chuyển nước có quy mô liên tỉnh nhưng dự án lại nằm trong 1 tỉnh (đầu nguồn) do tỉnh đó cho phép đầu tư, vậy tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM như thế nào? Bời vì quy định ở khoản c điều 24 thì việc thẩm định báo cáo ĐTM thuộc quyền của Sở TNMT của tỉnh có dự án chứ không phải của tỉnh bị mất nguồn nước.
4.Những quy định về Quy hoạch Môi trường
Điều 10. Khoản 1 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, thẩm định quy hoạch môi trường quốc gia và quy hoạch môi trường vùng kinh tế - xã hội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy Bộ TNMT vừa lập vừa thẩm định quy hoạch MT cấp QG và cấp vùng, tức là “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Vùng kinh tế - xã hội gồm một số tỉnh/ thành phố trực thuộc TW tập hợp lại. Vậy QHMT vùng kinh tế - xã hội do Bộ TNMT có thay thế cho QHMT của các tỉnh / TP này không? Vì không có đơn vị hành chính nào quản lý vùng kinh tế - xã hội, đề nghị bỏ quy định về quy hoạch môi trường vùng kinh tế - xã hội và thay bằng Định hướng Quy hoạch môi trường vùng kinh tế xã hội do Bộ TNMT ban hành để định hướng cho các tỉnh thành phố thuộc vùng đó xây dựng quy hoạch môi trường của mình
5.Những quy định về Bảo vệ Môi trường trong Khai thác sử dụng Tài nguyên Thiên nhiên và Ứng phó Biến đổi khí hậu
Điều 27. Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Khoản .2. Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải phù hợp với quy hoạch môi trường.Nhưng nếu khu vực đó chưa lập Quy hoạch Môi trường, hoặc đã lập nhưng quy hoạch môi trường có vấn đề cần hoàn thiện, hoặc Quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên có vấn đề mâu thuẫn với quy hoạch môi trường sẵn có mà nguyên nhân là do phía Quy hoạch môi trường chưa hoàn thiện, chưa hợp lý thì giải quyết thế nào?
6.Những quy định về bảo vệ Đa dạng sinh học
Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (khoản 7 Điều 9), quy định QH tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cần phải đánh giá môi trường chiến lược. Tuy nhiên, theo quy định tạị Điều 13 của Dự thảo. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược, các dự án, quy hoạch chiến lược phải lập, thẩm định, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược lại không có quy định về chiến lược, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay Bộ NN và PTNT đang xây dựng “Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu BTTN Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030”, còn Bộ TNMT thì đang xây dựng “Quy hoach bảo tồn Đa dạng Sinh học đến 2020 tầm nhìn đến 2030”. Vậy cả hai Quy hạch và Chiến lược này có phải lập và thẩm định báo cáo ĐMC không? Đề nghị đưa Chiến lược, Quy hoạch tổng thể bảo tồn Đa dạng Sinh học vào danh mục các quy hoạch phải thực hiện báo cáo ĐMC (trong Nghị định hướng dẫn Luật BVMT mới)
7.Những quy định về Xử lý Xung đột, Tranh chấp môi trường
Điều 157. Tranh chấp về môi trường. khoản 3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tranh chấp, xung đột môi trường tuy là một dạng của tranh chấp dân sự nhưng là loại tranh chấp rất đặc biệt có thể bùng phát thành vấn đề An ninh Môi trường. Nhiều nước đã có bộ luật riêng về xử lý tranh chấp, xung đột môi trường và trên cơ sở đó họ đã có hướng dẫn quy trình xử lý khá thành công (ví dụ Nhật bản hay EU). Các Bộ luật khác của nước ta cũng không điều chỉnh về mối quan hệ này. Vì vậy qquy định của điều 157 Dự thảo 4 thực ra là không quy định gì.
II. Những vấn đề cần xem xét bổ sung
1. Bổ sung Quy định về Hồi tố môi trường
Rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường không dễ được nhận diện sớm. Điều này đỏi hỏi các dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải đặt nặng vấn đề trách nhiệm phòng ngừa. Hồi tố môi trường giúp cho việc xử lý các vấn đề môi trường được nhận diện sau khi dự án hay hành động xâm hại môi trường đã kết thúc nhưng di hại cho moi trường vẫn đang hiện hữu.. Vỉ thế Luật BVMT (1993) đã từng có quy định về “Hồi tố” môi trường. Luật 2005 đã bỏ qua “hồi tố” làm mất đi giải pháp phòng ngừa, răn đe cực kỳ quan trọng; làm phức tạp cho việc xử lý tranh chấp, vi phạm; thậm chí phạm tội môi trường; đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đòi bồi thường, đòi hoàn phục môi trường. Dự thảo 4 lại vẫn không đề cập tới yếu tố “hồi tố” đối với việc thực hiện quy định liên quan của Luật. Cần thiết quy định trong Chương Điều khoản thi hành (chương XIX của Dự thảo 4) điều khoản “hồi tố” theo cách đã thể hiện ở Luật BVMT 1993 (còn gọi 1994).
2. Bổ sung Quy định về Đảm bảo An ninh Môi trường
ANMT theo định nghĩa của Hội đồng Bảo an LHQ là: “Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm hoạ có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”. Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của LHQ xác định: “ ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia” (Michael J. Penders and William L. Thomas, NR&E Winter 2002).Những quan niệm về An ninh Khí hậu, An ninh Nguồn nước, An ninh Sinh thái vốn là những bộ phận của An ninh Môi trường (đôi khi được xếp vào nhóm An ninh Phi truyền thống) hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Những vấn đề Chiến tranh Sinh thái, Vũ khí Sinh thái hay Vũ khí Môi trường cũng thuộc phạm vi của An ninh Môi trường.
Để có thể có thể đảm bảo An ninh Môi trường, cần xây dựng và hoàn thiện các quy định về ANMT trong Luật BVMT, như quy định về việc phải có một bộ chỉ thị hoặc chỉ số ANMT, hoặc một bộ chỉ thị nhậy cảm để nhận diện và phân loại các vấn đề môi trường theo mức độ "mất an ninh về môi trường" nhằm cảnh báo sớm khi môi trường của quốc gia hay một khu vực trở nên kém an ninh hơn.Chí ít thì An ninh Môi trường cần được bổ sung như một khoản mới (khoản 8 điều 3 hoặc như là mệnh đề nối dài của khoản 4.điều 3: “Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, suy thoái bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm báo An ninh Môi trường”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?