»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:09:40 PM (GMT+7)

Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi: Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được làm rõ

(18:45:41 PM 01/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 1/8, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Đóng góp ý kiến dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi” với sự tham gia của nhiều nhà làm luật, nhà nghiên cứu đến từ Tổng cục Môi trường, Đại học Luật Hà Nội, Viện Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững…

Trong quản lý môi trường hiện đại, “cộng đồng”, “sự tham gia của cộng đồng”, “xã hội hóa” rất quan trọng nhưng dự thảo Luật chưa rõ nên cần xác định rõ khái niệm cộng đồng và tạo quyền cho cộng đồng. -Ảnh IE



Những sửa đổi tích cực trong dự thảo Luật


Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có 19 chương, 165 điều, trong đó tăng thêm 4 chương, 29 điều, nhiều điểu khoản của Luật 2005 tuy vẫn được sử dụng nhưng cũng đã được điều chỉnh đáng kể.

Tiến sĩ Dương Thanh An, Vụ trưởng vụ Pháp chế, Tổng cục Môi trường cho biết: Luật bao giờ cũng có xu hướng lạc hậu hơn so với thực tiễn, vì khi xây dựng luật cần một thời gian “thai nghén” ý tưởng nên sửa đổi là điều bình thường. Xét trên thực tế phát triển, khi sửa đổi Luật, một số vấn đề mới như an ninh môi trường, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu… được đưa thêm vào cho phù hợp.

Quy hoạch môi trường là nội dung mới được bổ sung vì đây là nhu cầu thực tiễn, nhiều địa phương đã bắt đầu làm quy hoạch môi trường, trách nhiệm quan trắc môi trường. Luật sửa đổi bỏ cam kết bảo vệ môi trường vì nội dung này chỉ mang tính hình thức, thực sự không hiệu quả, có thể tạo ra tiêu cực trong quá trình kiểm tra ở địa phương.…

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư là chương được Ban soạn thảo tâm đắc, vì làm môi trường có rất nhiều sức ép nên huy động được nhiều thành phần xã hội tham gia càng hiệu quả hơn. Quyền mới là quyền được yêu cầu các cơ quan chức năng khởi kiện vì môi trường là tài sản chung, tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đều được sở hữu. Thời hiệu khởi kiện đối với các vụ việc vi phạm hành chính về môi trường được kiến nghị dài hơn bởi có những vụ việc 10-15 năm sau mới gây hậu quả về môi trường.

 Vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, vẫn còn những vấn đề làm các nhà nghiên cứu bức xúc, chẳng hạn như vấn đề cộng đồng, nhập khẩu phế liệu, đánh giá tác động môi trường…

Trong quản lý môi trường hiện đại, “cộng đồng”, “sự tham gia của cộng đồng”, “xã hội hóa” rất quan trọng nhưng dự thảo Luật chưa rõ nên cần xác định rõ khái niệm cộng đồng và tạo quyền cho cộng đồng.

Luật quy định vấn đề bảo vệ môi trường đối với làng nghề khó có thể áp dụng rộng rãi cho làng nghề bởi hiện nay, các hộ dân trong làng nghề là những hộ cá thể, thường thiếu sự hợp tác đủ mức để cùng chăm lo đến môi trường, công nghệ lạc hậu, quản lý nghề theo kiểu gia đình truyền thống, khó áp dụng chế tài với cộng đồng nông thôn. Bởi vậy, Luật nên chăng quy định rõ những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng cần chuyển sang khu quy hoạch cho sản xuất riêng, không được sản xuất trong làng.

Dự thảo Luật lần này “tránh” vấn đề nhập khẩu phế liệu bởi có quy định tại điều 3 khoản 15, nhưng lại không có nội dung nào đề cập đến trong cả chương VIII “Quản lý chất thải”. Luật đang tạo khe hở cho việc nhập nhằng giữa phế liệu và chất thải. Không nên mắc lại những rắc rối ở các văn bản dưới luật như vừa qua, các nhà khoa học kiên trì kiến nghị không cho nhập khẩu phế liệu dưới bất kỳ hình thức nào.

Dự thảo Luật quy định cơ quan phê duyệt dự án nào sẽ thẩm định báo cáo tác động môi trường của dự án đó. Đây là một dạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nên chăng việc thẩm định này phải do Bộ Tài nguyên Môi trường và các Chi cục vùng của Bộ đảm trách, thay cho các tỉnh theo kinh nghiệm của một số nước châu Á.

Hiện tại, Việt Nam không có đơn vị hành chính nào quản lý vùng kinh tế - xã hội nên cần bỏ quy định về Quy hoạch môi trường vùng kinh tế - xã hội, thay bằng Định hướng Quy hoạch môi trường vùng kinh tế - xã hội do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành, để định hướng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng đó xây dựng quy hoạch môi trường.

Những quy định về bảo vệ đa dạng sinh học được quy định trong các Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường đang chồng chéo, "tung hứng" trách nhiệm cho nhau.

Dự thảo Luật cần bổ sung quy định về Hồi tố môi trường giúp cho việc xử lý các vấn đề môi trường được nhận diện, sau khi dự án hay hành động xâm hại môi trường đã kết thúc nhưng di hại cho môi trường vẫn đang hiện hữu, vì có rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường không dễ nhận diện sớm.

Những quan niệm về an ninh khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh sinh thái vốn là những bộ phận của an ninh môi trường hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Những vấn đề chiến tranh sinh thái, vũ khí sinh thái hay vũ khí môi trường cũng thuộc phạm vi an ninh môi trường. Bởi vậy, để có thể đảm bảo an ninh môi trường, Luật cần xây dựng và hoàn thiện các quy định về an ninh môi trường, hoặc một bộ chỉ thị nhạy cảm để nhận diện và phân loại các vấn đề môi trường theo mức độ “mất an ninh về môi trường”, nhằm cảnh báo sớm khi môi trường quốc gia hay khu vực trở nên kém an ninh hơn. Hay ít nhất, an ninh môi trường cần được bổ sung như một khoản mới.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi: Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được làm rõ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI