Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Giám đốc công ty môi trường nhận lương tiền tỷ
(11:31:13 AM 24/06/2015)Theo Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2012 đến 2013, Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Nha Trang có nhiều sai phạm trong việc quyết toán, thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp do trích vượt quỹ lương dự phòng đưa vào chi phí, chi vượt quỹ lương viên chức quản lý, mua sữa bồi dưỡng chế độ độc hại... với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Lương giám đốc công ty cao gấp 10 lần thu nhập bình quân người lao động. Ảnh: Xuân Ngọc
Trong đó, lương của ông Lương Khánh Thuận – Giám đốc công ty môi trường đô thị Nha Trang - là 105 triệu đồng, hơn 1 tỷ đồng một năm; Phó giám đốc Nguyễn Đăng Khoa lương 80 triệu; khi thu nhập bình quân của công nhân lao động trong công ty cao nhất chỉ 7,7 triệu. So với quy định, thu nhập của giám đốc cao gấp hơn 10 lần thu nhập bình quân của người lao động.
Kết quả thanh tra trong hai năm này cho thấy, công ty 6 lần lập chứng từ xuất kho phân bón phục vụ duy trì cây xanh và quyết toán khống trên 408 triệu đồng. Sau thuế thu nhập doanh nghiệp, thanh toán sai quy định trên 300 triệu đồng. Quyết toán khống hơn 1,4 tỷ đồng về việc duy trì điện chiếu sáng công cộng gây thâm hụt ngân sách hơn 1 tỷ đồng. Công ty đã kê giá, tạo chênh lệnh thiệt hại ngân sách hơn 450 triệu đồng khi thực hiện việc mua sữa đặc bồi dưỡng chế độ độc hại.
Kết luận thanh tra nêu rõ, ông Lương Khánh Thuận phải chịu trách nhiệm toàn bộ sai phạm của công ty và chịu trách nhiệm trong việc hưởng lương viên chức sai quy định. Ông Nguyễn Đăng Khoa chịu trách nhiệm về những nội dung được phân công.
Đồng thời, thanh tra cũng kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xử lý nghiêm đối với tập thể lãnh đạo và cán bộ cá nhân có liên quan; xử lý tài chính hơn 2,4 tỷ đồng và thu hồi gần 600 triệu đồng truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, hơn 450 triệu thu từ các cá nhân có liên quan tới sai phạm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?