»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:16:03 AM (GMT+7)

Gia Lai: Nghiệm thu khống gần 65 tỉ đồng, 
chỉ bị... rút kinh nghiệm

(15:09:31 PM 15/06/2016)
(Tin Môi Trường) - Một nhà máy xử lý rác quy mô gần 120 tỉ đồng được xây nhưng bỏ hoang gần ba năm, không thể hoạt động vì… lỗi kỹ thuật.


Gia[-]Lai:[-]Nghiệm[-]thu[-]khống[-]gần[-]65[-]tỉ[-]đồng,[-]
chỉ[-]bị...[-]rút[-]kinh[-]nghiệm
Cảnh hoang tàn, vắng lặng suốt gần ba năm nay tại Nhà máy xử lý rác An Khê (Gia Lai) - Ảnh: B.D.


 Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai phát hiện công trình đã được nghiệm thu khống khối lượng gần 65 tỉ đồng, nhưng chủ đầu tư chỉ bị… yêu cầu kiểm điểm.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai cho biết đã gửi thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Phạm Quang Bửu (trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã An Khê) và Ban thường vụ Thị ủy An Khê, liên quan đến các sai phạm tại công trình Nhà máy xử lý rác An Khê.

Nhà máy bỏ hoang


Năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng đã ký quyết định phê duyệt dự án nhà máy xử lý rác thải với công suất xử lý 30 tấn/ngày, kỳ vọng sẽ giải quyết nhu cầu chế biến, xử lý rác thải cho thị xã An Khê và các huyện lân cận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo tính toán, tổng mức đầu tư cho nhà máy là 117 tỉ đồng. Chủ đầu tư là UBND thị xã An Khê, đơn vị này giao Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã phụ trách. Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) được chọn là đơn vị cung cấp gói trang thiết bị kỹ thuật, máy móc trị giá 86,6 tỉ đồng.

Sau một thời gian xây dựng, ngày 30-9-2013 nhà máy vận hành thử nhưng ngay lập tức phát sinh lỗi khiến toàn bộ nhà máy không thể hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - bí thư Thị ủy An Khê - cho biết bà được giao nhiệm vụ bí thư từ năm 2015. Khi tiếp nhận công việc, một nhà máy rác đầu tư cả trăm tỉ đồng, làm các thủ tục rồi nhưng không thể hoạt động khiến cả bà lẫn người dân An Khê đau đầu.

“Cả nhà máy gần 120 tỉ đồng đổ vào đó nhưng cứ bỏ hoang từ ngày khánh thành đến nay, thật sự là rất xót xa. Sửa được cái này lại đến cái khác dính lỗi, tới bây giờ vẫn chưa nhúc nhích.

Chúng tôi đã đề nghị tỉnh phải tìm cách xử lý mọi vấn đề, phải tìm cách cho nhà máy chạy để vừa không lãng phí vừa đỡ ô nhiễm môi trường cho thị xã”.

Ngày 13-6, chúng tôi có mặt tại nhà máy này và chứng kiến những hình ảnh hoang tàn. Những ụ sắt khổng lồ được sơn phết, những băng chuyền hoành tráng nằm trong một khu đất rộng hơn 1,3ha ở rìa thị xã An Khê nhưng trong cảnh im ắng.

Nhiều hạng mục bao quanh nhà máy như tường rào, cửa vào nhà máy, máy móc bắt đầu bị cỏ dại xâm lấn, sắt thép bắt đầu hoen gỉ.

Bà Lịch nói: “Có nhà máy bài bản, hoành tráng nhưng thị xã An Khê bây giờ vẫn phải chôn lấp, xử lý rác thủ công. Nhu cầu xử lý rác đang rất bức thiết, nhưng máy móc cả trăm tỉ đồng trùm mền suốt gần ba năm nay”.


Gia[-]Lai:[-]Nghiệm[-]thu[-]khống[-]gần[-]65[-]tỉ[-]đồng,[-]
chỉ[-]bị...[-]rút[-]kinh[-]nghiệm
Cảnh vắng lặng suốt gần ba năm nay tại Nhà máy xử lý rác An Khê (Gia Lai) - Ảnh: B.D.


Xử lý “hòa cả làng”

Trước nhiều dấu hiệu bất thường tại Nhà máy rác An Khê, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đã vào cuộc và xác định quá trình xây dựng, lắp đặt nhà máy đã có hàng loạt sai sót liên quan đến hai trưởng ban kế tiếp nhau là ông Đỗ Tuấn Diệp và ông Phạm Quang Bửu.

Ông Bửu cho biết ông tiếp nhận bàn giao nhà máy từ ông Đỗ Tuấn Diệp (trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng An Khê) từ tháng 3-2013.

Trong thông báo kết luận vi phạm đối với ông Bửu, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai nêu: “Với trách nhiệm là trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã An Khê, ông Bửu đã đại diện chủ đầu tư ký nghiệm thu khối lượng với tổng trị giá 10,7 tỉ đồng, làm căn cứ thanh toán 10,7 tỉ.

Nhưng đến khi lắp đặt thiết bị mới phát hiện... thiếu bộ phận băng chuyền. Ông Bửu đã đại diện chủ đầu tư ký văn bản nghiệm thu thanh toán cho đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt, thanh toán tổng số tiền gần 300 triệu đồng trong khi đơn vị này chưa giám sát thi công giai đoạn vận hành”.

Trong khi đó đánh giá về toàn bộ dự án, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai khẳng định trong tổng số 80,3 tỉ đồng giá trị thiết bị toàn nhà máy rác đã có gần 65 tỉ đồng thiết bị được nghiệm thu khống.

Cụ thể: nghiệm thu khống khối lượng để thanh toán cho nhà thầu hệ thống lò đốt từ Đức, băng chuyền phân loại rác... với tổng trị giá gần 65 tỉ đồng.

Lý giải việc các hạng mục đã nghiệm thu nhưng nhà máy chưa thể hoạt động, ông Bửu nói: “Tôi nhận bàn giao từ trưởng ban cũ, thực tế thiết bị như thế nào tôi cũng không biết, chuyên môn kỹ thuật không rành, nhiệm vụ của tôi rất nặng nề”.

Trong khi đó, đại diện Công ty AIC giải thích: “Nhà máy chưa thể hoạt động do trang thiết bị chưa đồng bộ, quá trình sản xuất, vận chuyển thiết bị có vấn đề, nhưng nếu có thiết bị để lắp đặt thì nhà máy vận 
hành ngay”.

Thế nhưng điều đáng nói là dù xác định được sai phạm của các cá nhân, tập thể nhưng khi kết luận về sự việc, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai chỉ yêu cầu... kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tìm cách khắc phục.

Thông báo của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai lý giải về cách xử lý này: “Ông Bửu đã tham mưu kịp thời cho thị xã quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên ông Bửu có khuyết điểm, xuất phát từ nguyên nhân khách quan do dự án nhà máy rác có quy mô lớn, thiết bị được nhập từ nước ngoài, thời gian thi công dài... nên có lúc ông Bửu thiếu sâu sát dẫn đến nghiệm thu thiếu sót thiết bị...”.

Đối với tập thể thường vụ Thị ủy An Khê, thông báo này kết luận: “Ban thường vụ Thị ủy đã quan tâm chỉ đạo, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn cơ bản được thực hiện đúng quy định, đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên có lúc buông lỏng chỉ đạo, kiểm tra dẫn đến một số sai sót”.

“Gút” lại toàn bộ sự việc, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai cho biết ủy ban đã bỏ phiếu và thống nhất không kỷ luật ông Phạm Quang Bửu và tập thể thường vụ Thị ủy An Khê, đề nghị các cá nhân, tập thể nghiêm túc... kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: Nghiệm thu khống gần 65 tỉ đồng, 
chỉ bị... rút kinh nghiệm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI