»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:47:27 PM (GMT+7)

Dùng thuế để giảm túi nilông

(15:21:39 PM 27/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Việc đánh thuế túi nilông có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 khiến một số chuyên gia môi trường và cả người tiêu dùng băn khoăn về tác dụng “giảm lượng rác thải nilông” tại Việt Nam, như điều mà Luật thuế bảo vệ môi trường đang nhắm tới.

Dùng túi nilông tại các chợ - Ảnh: T.T.D.
 
 
Mục tiêu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được Chính phủ phê duyệt là đến năm 2015, Việt Nam sẽ giảm 40% lượng túi nilông sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010.
 
 
“Cầm đèn chạy trước ôtô”
 
 
Khi Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, mỗi ký túi nilông bán ra sẽ phải cộng thêm 30.000-50.000 đồng tiền thuế. Bằng cách này, giá thành túi nilông được đẩy lên cao, người dân Việt Nam sẽ biết kiềm chế hơn khi dùng túi nilông. Thế nhưng, thực tế người Việt Nam hiện nay chưa có thói quen mang theo túi vải khi đi mua hàng. Dù nhận thức được tác hại của việc sử dụng quá mức túi nilông, nhưng hơn phân nửa người dân trong cuộc khảo sát của Quỹ tái chế chất thải thuộc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho biết họ sẽ chuyển sang một siêu thị hay chợ khác có phát miễn phí túi. Lý do được đưa ra là “thấy bất tiện nếu phải bỏ tiền mua túi hay phải mang theo túi khi đi mua hàng”. Chính vì vậy, hầu hết siêu thị, chợ hay trung tâm thương mại hiện đều vẫn phải chiều khách bằng cách luôn sẵn sàng một lượng lớn túi nilông để phát không.
 
 
Thu tối thiểu 360 tỉ đồng thuế
 
Ước tính trong năm 2010, người dân Việt Nam đã sử dụng hơn 12.000 tấn túi nilông và con số này được dự báo sẽ tăng 8-10%/năm. Nếu tính mức trung bình 30.000 đồng/kg, mỗi năm Việt Nam sẽ thu được tối thiểu 360 tỉ đồng từ việc đánh thuế túi nilông.

Trong số các đơn vị sử dụng túi nilông để phân phối cho khách hàng, nhóm siêu thị đứng đầu về số lượng túi phát ra so với chợ và trung tâm thương mại. Theo đó, chương trình giảm sử dụng túi nilông trên địa bàn TP được bắt đầu từ nhóm này. Thế nhưng, cũng theo khảo sát của Quỹ tái chế chất thải, dù tỉ lệ các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đồng ý tham gia chương trình giảm thiểu túi nilông rất cao (chiếm 80,6%) nhưng phần còn lại cho biết nếu Nhà nước bắt buộc thì mới thực hiện.

 
 
Bà Đỗ Thị Thúy Hằng, phó giám đốc bộ phận quản lý chất lượng hệ thống siêu thị Saigon Co-op, cho biết các siêu thị hiện đều phải phân phối túi nilông miễn phí cho khách hàng. “Nếu một siêu thị bắt người tiêu dùng mua túi hay tính tiền trên hàng hóa thì người dân chắc chắn sẽ đổ sang siêu thị phát túi miễn phí. Như vậy, chúng tôi chỉ còn cách tự gánh tiền thuế đó để giữ khách vì ngoài yếu tố môi trường, chúng tôi còn phải chịu áp lực về kinh doanh.
 
 
Cuối cùng, việc đánh thuế túi nilông không có tác dụng nâng cao nhận thức cho người dân, lượng túi thải ra vẫn không giảm”. Bà Hằng nói và đề xuất đưa ra một quy định để tất cả siêu thị đều không được phát túi nilông. Như vậy người dân mới thấy rõ ý nghĩa bảo vệ môi trường của việc đánh thuế, và các siêu thị cũng không mất sự cạnh tranh công bằng trong kinh doanh.
 
 
Một số siêu thị cũng có ý kiến tương tự và cho rằng khi người dân phải trực tiếp bỏ tiền mua thì ý thức về việc hạn chế sử dụng túi mới thật sự hiệu quả. Nếu luật đánh thuế túi nilông không kèm theo những quy định để bắt buộc áp dụng đồng loạt, thì không siêu thị nào chịu “cầm đèn chạy trước ôtô” cả.
Hướng dẫn dùng túi thân thiện với môi trường.
 
 
Dù là đơn vị đi đầu và triển khai rất mạnh mẽ chương trình giảm sử dụng túi nilông tại Việt Nam, nhưng ông Lê Văn Khoa, giám đốc Quỹ tái chế chất thải Sở Tài nguyên - môi trường, cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông cho rằng bên cạnh việc đánh thuế túi nilông cũng cần có hướng dẫn, quy định hỗ trợ người dân để họ dùng các loại túi thân thiện với môi trường, túi sử dụng nhiều lần. Có như vậy mục tiêu giảm sử dụng túi nilông mới có thể đạt được. Ông Khoa nhấn mạnh nếu chỉ quan tâm việc đánh thuế túi nilông mà không cho người dân biết tiền thuế đó dùng để làm gì, thì khó để người dân tha thiết với việc giảm sử dụng túi nilông.
 
 
Ông Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, cho biết các chính sách đưa ra nếu không tính hết các phương án thì việc áp dụng sẽ gặp nhiều lúng túng. Một số nước khi đánh thuế túi nilông đã chuẩn bị các thông tin, quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, luật nào khi mới ban hành cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định, và ông Việt vẫn cho rằng nên áp dụng luật đánh thuế túi nilông rồi tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp.
 
 

BÍCH TRÂN (Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: Dùng thuế , để giảm, túi nilông
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dùng thuế để giảm túi nilông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI