»

Thứ tư, 06/11/2024, 12:44:51 PM (GMT+7)

Dự án FLC ở Quảng Ngãi: Mới chỉ là nghiên cứu, nhưng lại sắp khởi công?

(11:32:18 AM 24/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Chưa có quy hoạch chi tiết, chưa có quyết định giao đất, chưa họp dân nhưng tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất điều chỉnh vị trí xây mới đồn biên phòng (BP) và dự kiến ít ngày tới sẽ khởi công dự án “khủng” của Tập đoàn FLC.

Việc này khiến chính quyền địa phương bối rối, người dân rất băn khoăn, lo lắng.


“Mới chỉ là nghiên cứu, khảo sát”
 
Đó là trả lời của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi về các vấn đề liên quan đến dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
 
Như Báo Công an TP.HCM đã thông tin, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 18-4 ban hành văn bản hỏa tốc số 114/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng về dự án trên; thống nhất ranh giới và phương án quy hoạch giai đoạn 1 với diện tích 1.243ha; cho phép Tập đoàn FLC điều chỉnh vị trí ranh giới lập quy hoạch; bố trí đường ven biển (trung bình 8km có 1 đường ra biển); đề xuất điều chỉnh vị trí xây mới Đồn BP Bình Hải (thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn).
 
Dự[-]án[-]FLC[-]ở[-]Quảng[-]Ngãi:[-]Mới[-]chỉ[-]là[-]nghiên[-]cứu,[-]nhưng[-]lại[-]sắp[-]khởi[-]công?
Khu vực ghềnh Dông thuộc vùng biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)
 
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị quyết tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để triển khai dự án; tiến hành khởi công ngày 19-5-2018. Tuyến đường Bắc – Nam đô thị Vạn Tường và 50ha đất đang được rốt ráo thi công để làm lễ khởi công dự án.
 
Trao đổi với PV ngày 23-4, ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Dự án đang trong quá trình nghiên cứu và UBND tỉnh đang xem xét hồ sơ, thủ tục chứ chưa đi đến quyết định”.
 
Hiện dự án chưa có QĐ quy hoạch chi tiết 1/500, chưa có QĐ giao đất, chưa cấp phép xây dựng, chưa có báo cáo tác động môi trường nhưng UBND tỉnh đã thống nhất cho khởi công ngày 19-5-2018. “Đây chỉ là dự kiến, nhà đầu tư muốn khởi công vào ngày sinh nhật Bác Hồ. Tỉnh sẽ xem xét và trả lời cụ thể”, ông Việt lý giải.
 
Vấn đề di dời Đồn BP Bình Hải, ông Việt nói chỉ mới đề xuất phương án và phải có sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh BĐBP, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thì mới thực hiện.
 
Ngày 10-4-2018, BQL Khu kinh tế Dung Quất (thuộc UBND tỉnh) có tờ trình xin phê duyệt phương án bồi thường và kế hoạch giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ đất sạch cho giai đoạn 1 của dự án này gồm 750ha là 1.650 tỷ đồng; di dời, tái định cư khoảng 790 hộ dân (bố trí 1.610 lô/32ha đất với 200m2/lô). Kinh phí được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và tạm ứng từ chủ đầu tư. Đi kèm với tờ trình là dự thảo QĐ phê duyệt tờ trình (thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh) đề tháng 4-2018.

Lãnh đạo địa phương bối rối, người dân lo lắng
 
Bình Hải (huyện Bình Sơn) có truyền thống lịch sử, gắn liền với các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Đi dọc bờ biển xã Bình Hải, chúng tôi chứng kiến những lô cốt phòng thủ ven biển như là cột mốc, “pháo đài” oai hùng bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ dân làng từ xa xưa.
 
Những lô cốt phòng thủ ấy cùng với di tích chiến thắng Vạn Tường (năm 1965) ven biển là minh chứng cho quá khứ đau thương nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta... Bình Hải còn có một số di tích gắn liền với đời sống tâm linh, nghề biển của người dân như: lăng Ông, các nhà văn hóa… Nhưng di tích, các lô cốt phòng thủ sẽ phải nhường chỗ cho dự án khi UBND tỉnh đã có chủ trương cho triển khai dự án.
 
Đa số người dân khẳng định chưa được chính quyền, ngành chức năng phổ biến về dự án, chỉ biết thông tin qua báo đài. Ông Hoàng Văn Tiến – Trưởng thôn An Cường (xã Bình Hải) cho biết: “Bà con có nghe loáng thoáng về dự án, chưa họp dân. Nếu dự án triển khai như thông báo của UBND tỉnh thì đa số bà con rất lo lắng. Hơn 500 hộ dân của làng sống bình yên, ổn định từ bao đời nay, bây giờ phải di dời đến nơi mới liệu cuộc sống có tốt hơn? Và dù có được đền bù xứng đáng nhưng cuộc sống mưu sinh, ổn định khó đảm bảo. Hơn 70% hộ làm nghề biển sẽ làm gì khi dự án bít đường ra biển”.
 
Tại xã Bình Hải, dự kiến dự án sẽ lấy hết phần đất 1.243ha ở hai thôn Thanh Thủy và An Cường. Sẽ có hơn 1.100 hộ dân với hơn 3.700 nhân khẩu phải di dời. Ông Lê Văn Tâm – cựu Bí thư Đảng ủy xã Bình Hải: “Bao đời nay người dân xã Bình Hải gắn liền với biển, cuộc sống cũng từ biển. Bà con còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nếu di dời dân đến nơi ở mới thì phải đảm bảo chỗ ở ổn định, hỗ trợ nghề nghiệp. Người dân muốn làm nghề biển sẽ làm gì khi 8km mới có 1 lối ra biển?".
 
Anh Bùi Ngọc Huy (SN 1964, ngụ thôn An Cường) cho biết: “Nghề biển gắn bó với gia đình tôi từ bao đời. Bình quân mỗi năm trừ chi phí thu về cũng 80 đến 100 triệu đồng. Giờ triển khai dự án, chúng tôi phải di dời, không biết có thể xuống biển đánh bắt hải sản để sinh sống được nữa hay không”.
 
Ông Phạm Cầu – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết: “Xã rất bối rối, lúng túng không biết cụ thể dự án. Hiện vẫn chưa có QĐ nào phê duyệt dự án, chưa có kiểm kê bồi thường, chưa họp dân nhưng dự kiến khởi công dự án vào ngày 19-5-2018 thì thật khó hiểu. Nếu di dời dân miền biển lên vùng đồi núi thì bà con sẽ sống ra sao, quy hoạch 8km mới có 1 lối xuống biển là xa rời thực tế”.
 

Nếu dự án được thực hiện, làng biển An Cường (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) sẽ mất vì phải di dời
 
Ông Cầu cũng nhắc lại bài học đau đớn tại địa phương khi hàng loạt dự án đã tiến hành bồi thường, hỗ trợ dân đã nhiều năm nhưng nay vẫn chưa triển khai hoặc rất ì ạch. “Nhiều người nhận tiền xong, thiếu việc làm thì tiêu xài hoang phí, không chú tâm làm ăn, một số sa đà vào tệ nạn xã hội… Đề nghị tỉnh và các ngành nghiên cứu, xem xét điều chỉnh lại dự án cho phù hợp”.
 
(Theo Hoàng Quân/CA TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án FLC ở Quảng Ngãi: Mới chỉ là nghiên cứu, nhưng lại sắp khởi công?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI