Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Đồng Tháp: Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện tự tiện dỡ nhà dân
(16:09:05 PM 12/01/2015)
Bàn thờ ông Trần Thanh Tùng (chồng bà Thảo) bị đem bỏ ở góc vườn
Hơn tháng qua, bà Nguyễn Thanh Thảo (khóm 3, TT Sa Rài, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) sống lang thang vì ngôi nhà của mình đã bị ông Nguyễn Hoàng Tâm, giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Tân Hồng, tự tiện dỡ khi bà vắng nhà.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 2010 chồng bà là ông Trần Thanh Tùng (đã mất) có thuê phần đất của Trung tâm Văn hóa huyện Tân Hồng để kinh doanh hoa kiểng, đồng thời nhận chăm sóc, quản lý số cây kiểng trong khuôn viên trung tâm.
Năm 2012, bà Thảo kết hôn với ông Tùng và cũng trong năm này bà sinh được một cháu trai tên Trần Thanh Toàn. Cả ba thành viên trong gia đình có đăng ký hộ khẩu tại ngôi nhà nói trên.
Tháng 9-2013, hai vợ chồng bà mới đăng ký và được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, đến tháng 12-2013 ông Tùng đột ngột qua đời.
Do chồng mất đột ngột và con còn nhỏ nên bà Thảo phải bươn chải tận Tây Ninh để làm thuê. Thời gian đó ngôi nhà của vợ chồng bà thường xuyên đóng cửa.
Mới đây, khi đến ngày cúng giáp năm cho chồng, bà Thảo quay về định dọn dẹp nhà thì thấy ngôi nhà của mình đã bị dỡ mất. Nhiều vật dụng trong nhà như bàn ghế, bếp gas, quạt điện, nồi niêu xoong chảo… không cánh mà bay. Trên nền nhà còn sót lại mấy đống tro tàn, ngay cả bàn thờ cùng di ảnh của chồng bà cũng bị đem bỏ ở một góc vườn.
Hỏi ra mới biết nhà bà đã bị ông Nguyễn Hoàng Tâm, giám đốc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện, đứng ra dỡ, các vật dụng trong nhà đã bị ông Tâm kêu hàng xóm lại cho.
Bức xúc trước sự việc trên, bà Thảo đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng song chẳng thấy cơ quan nào giải quyết.
Trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng, bà Thảo chứng minh mình có hộ khẩu hợp pháp, có giấy hôn thú với chồng, có giấy khai sinh của con trai, giấy báo tử của chồng...
Trả lời, ông Nguyễn Hoàng Tâm xác nhận có đứng ra dỡ nhà bà Thảo. Tuy nhiên, lý do dỡ nhà là do quá lâu bà Thảo không có ở nhà, nhiều đối tượng xấu lợi dụng đến đây để làm chuyện không tốt.
Đặc biệt mới đây huyện có chỉ đạo phải chỉnh trang cơ quan để đón tết và chào mừng đại hội Đảng các cấp. Việc dỡ nhà tuy không báo xã nhưng có chứng kiến của trưởng khóm.
Trong khi đó ông Lê Tân Lợi, trưởng Phòng Văn hóa huyện Tân Hồng, cho biết hôm dỡ nhà của bà Thảo, ông Lợi không biết. Tuy nhiên có nghe dư luận bàn tán nhưng không thấy bà Thảo gửi đơn thư phản ảnh gì nên không có cơ sở chỉ đạo giải quyết.
“Theo quan điểm của tui, chòi hay là nhà gì cũng là tài sản của người ta. Mà đã là tài sản của dân thì bất khả xâm phạm. Việc anh Tâm dỡ nhà dân như vậy là không đúng. Nếu tiếp nhận đơn của bà Thảo, chúng tôi sẽ xác minh câu chuyện mới có ý kiến chính thức. Song, ở đây nếu biết lỗi thì phải xin lỗi người ta và phải bồi thường chứ không thể làm khác được” - ông Lợi nói.
Ông Lâm Trần Ngoan, chủ tịch UBND thị trấn Sa Rài, cho rằng có nhận đơn của bà Thảo nhưng số điện thoại bà Thảo để lại trong đơn không liên lạc được. Do đó nếu bà Thảo liên hệ trực tiếp với UBND thị trấn thì sẽ được hướng dẫn giải quyết.
Ngày 12-1, trao đổi với chúng tôi, bà Thảo cho biết vẫn chưa có cơ quan nào mời lên làm việc dù bà đã liên hệ với UBND thị trấn Sa Rài lẫn Huyện ủy huyện Tân Hồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?