»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:23:12 PM (GMT+7)

Đồng Nai: Một nông dân kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường

(08:03:05 AM 23/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Cho rằng mình bị xử ép, bởi cơ quan chức năng chưa làm rõ được tính pháp lý của thửa đất mà Nông trường cao su (NTCS) Cẩm Đường tranh chấp, ông Dũng đã kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) ra tòa.

Cho rằng Bộ TN-MT xác định không đúng, vội vàng ra quyết định 578/QĐ – BTNMT để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với nông trường Cẩm Đường (Cty TNHH MTV - TCty cao su Đồng Nai- gọi tắt TCty CS Đồng Nai), ông Đỗ Văn Dũng ngụ tổ 1 ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai đã khởi kiện ra tòa. Phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra vào sáng  23/9.

 

Lô đất đang tranh chấp giữa ông Dũng với Nông trường CS Cẩm Đường


Ông Dũng cho biết: ngày 18/8/2008 đã làm đơn khiếu nại gửi Bộ TN-MT cùng các giấy tờ chứng thực từ cấp xã đến cấp tỉnh Đồng Nai về việc quyết định giải quyết đơn tranh chấp đất của ông với Nông trường cao su Cẩm Đường (NTCS Cẩm Đường) giải quyết không đúng pháp luật. Gần hai năm qua, ông Dũng không thấy một động thái nào từ phía Bộ TN-MT nên nhiều lần liên hệ và được trả lời vì: “hồ sơ quá nhiều nên bị thất lạc”, đề nghị cung cấp lại.

Ngày 21/5/2010, ông Dũng gửi đơn và hàng tháng đều đặn liên lạc đề nghị giải quyết đơn khiếu nại và được trả lời là lãnh đạo đang “nghiên cứu” và bảo ông Dũng chờ. Bốn năm sau, ngày 20/5/2012, Đoàn Thanh tra Bộ TN-MT phối hợp với Sở TN-MT Đồng Nai và chính quyền địa phương xuống phần đất tranh chấp của ông Dũng để xác minh vụ việc.

Ngày 18/4/2013, ông Dũng nhận được quyết định 578 là quyết định cuối cùng của Bộ TN-MT công nhận quyết định số 2465/QĐ- UBND của tỉnh Đồng Nai giải quyết đơn tranh chấp quyền sử dụng đất của ông Dũng với NTCS Cẩm Đường là phù hợp với quy định pháp luật. Do đó, Bộ TN-MT yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo TCty Cao su Đồng Nai hỗ trợ gia đình ông Dũng chỉ một giếng đào, mức hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Dũng, Thanh tra Sở TNMT Đồng Nai cũng tiến hành lấy ý kiến của 8 nhân chứng. Hầu hết các nhân chứng cho biết bố ruột của ông Dũng sinh sống và canh tác trên mảnh đất đang tranh chấp ổn định từ trước đến nay.

Cụ thể, ông Đinh Thanh Lang (sinh 1927) nguyên là Chủ tịch UBND xã Xuân Đường (cũ) nay là xã Thừa Đức và ông Nguyễn Đình Nho (sinh 1932) là những người sống gần khu đất đang tranh chấp từ năm 1975 đến nay khẳng định phần đất 4.340 m2 là do gia đình ông Dũng trực tiếp khai hoang và sử dụng ổn định từ năm 1975 đến nay.

Thanh tra Sở TNMT Đồng Nai làm việc với lãnh đạo NTCS Cẩm Đường và TCty CS Đồng Nai đề nghị cung cấp hồ sơ pháp lý về mảnh đất đang tranh chấp. Tuy nhiên phía NTCS Cẩm Đường cho rằng ông Dũng lấn chiếm đất nhưng không cung cấp và đưa ra được bằng chứng chứng minh phần đất tranh chấp là của nông trường.

Ông Dũng cũng cho rằng, NTCS Cẩm Đường chỉ xác nhận bắt đầu từ năm 1978 có lấy đất của một số hộ dân để trồng cao su và có bồi thường công khai phá nhưng không cung cấp được giấy tờ hoặc một văn bản nào thể hiện việc nông trường đã bồi thường công khai hoang cho ông Dũng. Phía TCty cao su Đồng Nai cho rằng những năm đó có lên kế hoạch khai hoang trồng cao su mới cho từng năm nhưng cũng không cung cấp được giấy tờ pháp lý thể hiện việc làm trên.

Liên quan đến vụ việc này, luật sư của ông Dũng cho biết: theo quy định trước khi lên kế hoạch khai hoang trồng mới cây cao su cho từng năm, TCty CS Đồng Nai cần phải làm các thủ tục liên quan trình UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định giao đất hoặc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp mới đúng.

Bởi chỉ thị số 10/CT ngày 13/4/1984 của UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ về việc giải quyêt lấy đất của dân đang sản xuất để trồng cao su phải đảm bảo nguyên tắc làm hết các vùng đất trống đồi trọc trước, khi không còn nữa mới khai hoang và diện tích còn lại, sau đó mới tính đến việc sử dụng đất đang canh tác của dân trong vùng quy hoạch trồng cao su.

Khi dọn đất trồng cao su mà đụng đến nhà ở đất vườn, ruộng rẫy và hoa màu của dân, công ty cao su và nông trường cần chủ động bàn với chính quyền xã, huyện và nhân dân địa phương trên nguyên tắc đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và nhân dân thỏa thuận. Theo đó, công việc trên phải làm trước một năm để nhân dân có thời gian chuẩn bị chuyển đổi canh tác làm ăn, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, văn bản các cuộc họp bàn trên phải được các bên ký kết và có xác nhận của UBND xã sở tại.

Cho rằng mình bị xử ép, bởi cơ quan chức năng chưa làm rõ được tính pháp lý của thửa đất mà NTCS Cẩm Đường tranh chấp, ông Dũng đã kiện Bộ TN-MT ra tòa để làm rõ trắng đen nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

ĐỖ HƯNG – HOÀNG KHANG -báo NNVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồng Nai: Một nông dân kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI