Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Dinh thự hoành tráng, vườn cao su bát ngát của Chủ tịch Bình Dương?
(11:18:48 AM 22/08/2014)Vụ dinh thự lớn và các bất động sản khác của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ở tỉnh Bến Tre bị công luận phanh phui vào cuối tháng 7.2014 vừa qua, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đã vào cuộc đang rốt ráo xác minh.
Tuy nhiên, dinh thự nguy nga và vườn cao su “khủng” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD) Lê Thanh Cung (Chín Cung), được báo Kinh doanh & Pháp luật phản ánh vào đầu tháng 12.2013, đến nay vẫn còn là một dấu hỏi. Dư luận thắc mắc, không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông Chủ tịch tỉnh BD vẫn chưa thấy sáng tỏ ?
Dinh thự nguy nga của Chủ tịch tỉnh BD ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Từ dinh thự nguy nga…
Rất dễ dàng tìm thấy và nhận biết dinh thự hết sức lộng lẫy của gia đình ông Chủ tịch tỉnh BD tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh BD. Nằm gọn trong khuôn viên đất khoảng 1.000 m2, dinh thự này nổi bật giữa xung quanh là những căn nhà nhỏ bé của người dân. Tư gia của ông Chín Cung được xây dựng hiện đại, tráng lệ, nhiều phòng ốc, với tường rào kiên cố xây rất đẹp, bao bọc cẩn mật tứ phía… Bên trong sân nhà có rất nhiều loại cây kiểng đắt tiền được trưng bày.
Một số người cho biết, có không ít cặp cây kiểng quý hiểm giá tiền tỷ. Trước mặt tiền dinh thự là cổng rào sang trọng, được điều khiển tự động khép vào, mở ra bằng remote điều khiển từ xa. Trong dinh thự, là 3 – 4 con chó rất dữ tợn, hú sủa inh ỏi mỗi khi có bóng người lai vãng sát tường rào. Có không ít hộ dân sống xung quanh cho chúng tôi biết: “Dinh thự ông Chính thuộc vào hàng nhất nhì tỉnh BD. Riêng ở phường Định Hòa này, thì dinh thự ông Chín, kèm cây kiểng và vô số giò phong lan đắt tiền, thuộc hàng … vô địch, duy nhất, không hộ dân hay đại gia có máu mặt nào sánh bằng”. Có người ngắm nghía dinh thự Chủ tịch tỉnh từ xa, rồi tặc lưỡi phỏng đoán “không dưới giá … 20 tỷ đồng” .
… Đến vườn cao su “khủng” đẹp nhất vùng !
Về ấp 8, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát hỏi người dân nào, họ cũng rành rọt về vườn caosu của gia đình ông Chín Cung; bởi đây là vườn caosu lớn nhất, đẹp nhất, giá trị nhất ở đây. Con đường nhựa dài 2 km ngang vườn ông Chín Cung cũng thật đẹp, trải bằng nhựa nóng chất lượng. Hàng trăm ngàn cây caosu 5 – 7 năm tuổi, tán xanh mướt, trài dài 2 bên đường…Bao giáp vòng vườn caosu “trăm tỷ” là hàng rào kẽm gai, cột bê tông , khép kín ... Hết 2 km đường nhựa đẹp xuyên qua vườn caosu ông Chín, sang “lãnh địa” caosu của dân, thì caosu 2 bên đường cũng… xơ xác, cỏ dại um tùm, phủ cả ra đường… Tệ hại hơn, đường đi bỗng trở nên xấu tệ, dày đặc hố hang, ổ voi, ổ gà, bụi mù mịt… và đá xanh lổn ngổn.
Ông Nguyễn Văn Như – trưởng ấp kiêm Bí thư chi bộ ấp 8 - cho biết: “Vườn caosu ông Chín Cung có nguồn gốc từ Lâm trường Long Nguyên. Tôi làm trưởng ấp ở đây lâu năm, tôi biết rõ nguồn gốc này mà. Tuy nhiên, người ta cứ phỏng chừng diện tích caosu của ổng là trên dưới 100 ha; nhưng trên thực tế, ông Chín không đứng tên hết đâu”.
Tuy nhiên, theo ông Như, trên thực tế, tổng thể vườn cao su của nhà ông Chín Cung, liền khoảnh, liền thửa, không hề phân chia ranh giới, dù không phải một mình ông Chín đứng tên trên sổ đỏ… “Từ ngày có đường nhựa ấy, giá trị vườn caosu ông Chín phải… nhất vùng, có giá từ 1,2 – 1,3 tỷ đồng/ha; còn giá cao su ở khu vực khác chỉ 700 – 800 triệu đồng/ha là hết mức” – ông Như nói. Ông Võ Văn Trường – Chủ tịch UBND xã Long Nguyên – thì phản ánh: “Có nghe nói, có vườn caosu của ông Chín Cung trên địa bàn xã Long Nguyên. Nhưng nguồn gốc, chi tiết vườn caosu ấy như thế nào, tôi mới về công tác sau này, nên không nắm rõ”. Riêng con đường, vì sao vừa qua hết đất caosu ông Chín Cung lại trở nên xấu tệ, ông Trường cho rằng, “thi công tới đó cũng vừa… hết vốn”, Vì vậy, đường ngang nhà dân mới trong cảnh hố voi, hố gà, bầy hầy, nham nhở… như hiện nay.
Tiếp xúc ông Huỳnh Văn Thu (Bảy Thu) – nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư huyện Bến Cát, chúng tôi được biết: Chính ông Thu là người thành lập ra Lâm trường Long Nguyên. Sau khi ông Thu nghỉ hưu, ông Chín Cung lúc đó là trưởng phòng kế hoạch huyện, rồi phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, Lâm trường được giao về cho Cty Sobexco. Từ đây, đất đai lâm trường bị “xẻ thịt” cho nhiều quan chức…
Trong đó, ông Chín Cung được chia nhiều nhất, hơn 100 ha. Sau đó, chính ông Nguyễn Thanh Hải - GĐ Sobexco trồng caosu trên đất đã chia cho ông Cung và một số cán bộ khác.v.v… Tương tự, theo ông N.T.T – nguyên Chủ tịch UBND xã Long Nguyên: “Thời điểm ông Cung làm cán bộ ở phòng kế hoạch, Lâm trường Long Nguyên giải thể, sáp nhập với Sobexco… Đất lâm trường được chia cho nhiều cán bộ, nhưng riêng ông Chín Cung, không biết cách nào được “cấp” tới… 130 ha (?)”.
Vì sao lại giao đất công cho… cán bộ lãnh đạo?
Trong một văn bản viết tay của một phó Chủ tịch tỉnh BD trước đây, đã cho biết ở giai đoạn 1 thanh lý vườn caosu tại Cty Sobexco, ít nhất có 3 cán bộ lãnh đạo có đất trong diện tích 320 ha đất Lâm trường Long Nguyên là “9 Cung - PCT huyện, Út Đoàn - PCT và Út Tuyền - Ban TC” (trích nguyên văn).
Tại “Báo cáo kết quả thanh tra về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại các đơn vị trên địa bàn huyện Bến Cát”(số 22/BC.TTr , ngày 28.12.2006) của Đoàn thanh tra 3438/QĐ.UB - Thanh tra tỉnh Bình Dương - thể hiện rất rõ: Cty Sobexco (100% vốn nhà nước) được thành lập năm 1992. Quá trình hoạt động, vào tháng 9.1993, có việc sát nhập 345 ha đất lâm nghiệp của Lâm trường Long Nguyên vào Sobexco. Năm 1996, Sobexco làm ăn thua lỗ nên thanh lý 345 ha rừng trồng để giao khoán cho các hộ gia đình trồng caosu.
Ngày 9.9.2003, UBND tỉnh BD có văn bản cho phép giao hơn 320 ha đất, (thuộc ấp 8, Lâm trường Long Nguyên trước đây) từ Sobexco về UBND huyện Bến Cát quản lý và xem xét giao đất sản xuất nông nghiệp cho dân có nhu cầu. Sau đó, UBND huyện Bến Cát đã giao đất, cấp sổ đỏ 320 ha đất cho 112 hộ dân. Điều bất ngờ ở đây, trong số 112 hộ dân được giao đất trên, không hiểu vì sao, có gia đình ông Chín Cung hiện nay được giao diện tích đất “khủng” - hình thành nên vườn caosu, mà theo phản ánh của công luận rộng tới khoảng 100 ha, trị giá… trăm tỷ đồng ? Việc giao đất có nguồn gốc đất công từ DN nhà nước (được giao đất không thu tiền sử dụng đất), cho các hộ gia đình, cá nhân, liệu có đúng quy định luật pháp?
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998 quy định rất rõ: Nhà nước chỉ cho thuê đất đối với trường hợp “Nhà nước thu hồi đất đã cho DN Nhà nước sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…, nhưng sử dụng không có hiệu quả để giao hoặc cho người khác thuê …”.
Hơn nữa, tại điều 8, Nghị định 85/NĐ.CP, ngày 28.8.1999 của Chính phủ còn quy định: “Đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước …, nếu có khả năng sản xuất, có nhu cầu sử dụng đất, thì UBND xã,… cho họ được thuê có thời hạn một số đất để sản xuất”. Như vậy, đối chiếu trường hợp vườn caosu “khủng” (100 ha) của Chủ tịch tỉnh BD, được chính quyền huyện Bến Cát giao đất, mà không phải thuê đất, liệu có dấu hiệu vi phạm luật pháp hay không ?
Tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã thông tin rất rõ, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh BD, sinh ngày 30.12.1954. Như vậy, theo quy định của nhà nước, chỉ vỏn vẹn 4 tháng nữa ông Chín Cung đã đến tuổi phải nghỉ hưu. Điều 44 - Luật phòng - chống tham nhũng có yêu cầu bắt buộc những cán bộ lãnh đạo như ông Chín Cung phải kê khai, minh bạch tài sản trước cơ quan và nhân dân.
Ông Chín Cung đã kê khai, minh bạch nguồn gốc, giá trị của dinh thự và vườn cao su “khủng” nêu trên, theo đúng quy định của Luật phòng - chống tham nhũng đối với cán bộ lãnh đạo nhà nước hay chưa ? Hơn bao giờ hết, dư luận người dân tỉnh BD đang trông chờ các cơ quan chức năng sớm công bố kết quả xác minh, kiểm tra khối tài sản “khủng” trên của Chủ tịch tỉnh BD.
Việc sớm công bố này cũng sẽ góp phần an dân, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định luật pháp, một khi khối tài sản “khủng” của ông Chín là bất minh, có vấn đề… Trái lại, sẽ giải tỏa mọi nghi ngờ, đồn đoán gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của Chủ tịch tỉnh BD, khi những quy chụp trong dư luận là không có căn cứ. Trong khi, thời gian nghỉ hưu của ông Chín Cung, như luật định lại đang rất gần…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?