»

Thứ sáu, 22/11/2024, 05:58:31 AM (GMT+7)

Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố như thế nào?

(14:40:07 PM 03/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Vừa qua, dư luận vô cùng bức xúc trước vụ việc ông Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng tự ý mang 11 sổ đỏ của di sản thế giới này đi cầm cố để "chạy" dự án.

Thông tin mới nhất từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài cho biết, tối ngày 2/4, ông đã nhận được thông tin từ ông Thành - GĐ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng báo là đã nhận lại được 11 sổ đỏ của Vườn mà trước đó đã cầm cố.

 

Cũng theo ông Hoài, trước đó, ông đã chỉ đạo ông Thành phải ‘giao việc lại cho Phó GĐ Vườn để trực tiếp đi đòi lại sổ đỏ đã cầm cố về. 

 

"Đó là báo cáo qua điện thoại, tôi sẽ yêu cầu báo cáo cụ thể bằng văn bản. Ông Thành cũng hứa, sáng mai sẽ có báo cáo" - ông Hoài nói.

 

Về sai phạm tự ý cầm cố sổ đỏ của vị GĐ vườn, ông Hoài cho biết sẽ mở cuộc họp để xử lý.

 

'Mang' di sản thế giới đi cầm cố

 

Trước thông tin ông Lưu Minh Thành, Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tự ý cầm cố 11 sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của Vườn để chạy dự án, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn hỏa tốc yêu cầu lãnh đạo Vườn báo cáo sự việc.

 

sổ[-]đỏ;[-]Phong[-]Nha[-]-[-]Kẻ[-]Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới bị ông GĐ Vườn tự ý cầm cố 11 sổ đỏ gây bức xúc trong dư luận.

 

Tại báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Bình ngày 29/3/2013, ông Thành trình bày, đầu năm 2010, dự án 661 kết thúc đầu tư cho chương trình bảo vệ và trồng mới 5 triệu ha rừng.

 

Tại thời điểm đó, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đang gặp khó khăn về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Có nguy cơ không có nguồn vốn để trả công cho lực lượng lao động và gần 100 người dân đang hợp đồng bảo vệ rừng.

 

Đầu tháng 4/2011, bà Trần Thị Trường với tư cách là GĐ Công ty TNHH phát triển hạ tầng lâm nghiệp Việt Nam (địa chỉ trường trú tại số 20 đường Thuận Lý, Tiểu khu 4, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) và ông Dương Văn Thùy, GĐ Công ty Lâm Trạch (tại 137 đường Trần Hưng Đạo, TP. Đồng Hới) đến liên hệ và hứa sẽ giúp Vườn tìm kiếm nguồn vốn với mức đầu tư 25 - 30 triệu đồng/ha.

 

2 người này ra điều kiện phải cho họ mượn sổ đỏ của Vườn để chứng minh với nhà tài trợ, trong vòng 60 ngày sẽ hoàn trả.

 

"Do quá tin tưởng vào người địa phương và có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp nên ngày 19/4/2011 tôi đã giao toàn bộ 11 bìa sổ đỏ cho bà Trần Thị Trường và ông Dương Văn Thùy (sau khi giao sổ đỏ, tôi có báo cáo lại với các đồng chí trong Ban quản lý biết).

 

Quá thời hạn 60 ngày theo thỏa thuận, tôi đã nhiều lần liên lạc và yêu cầu bà Trường, ông Thùy hoàn trả hồ sơ, nhưng tôi chỉ nhận được những lời hứa sẽ trả, kể cả họ viết giấy cam kết cuối tháng 3/2013 là hạn chót sẽ trả lại hồ sơ lại cho vườn.

 

Sự việc trên, tôi thấy cá nhân tôi có lỗi trong công tác quán lý hồ sơ, giấy tờ của đơn vị còn sơ hở, để cho kẻ xấu lợi dụng.

 

Kính báo cáo và kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh điều tra, thu hồi lại sổ đỏ cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng" - trích nội dung báo cáo của ông Thành.

 

Đặc biệt, giấy giao nhận hồ sơ (sổ đỏ của di sản thiên nhiên thế giới) cũng rất sơ sài.

 

Nội dung giấy giao nhận, bà Trường không hề ghi chức vụ, và cả hai bên đều không đóng dấu của cơ quan.

 

Giải thích điều này, ông Thành nói: “Họ là người con em Quảng Bình, có nhà cửa đàng hoàng, với lại họ không đòi chi phí ban đầu nên không có chuyện lừa đảo đâu”.

 

Tuy vậy, đến thời điểm này, sau 2 năm cầm cố 11 sổ đỏ của VQG để chạy dự án, ông Thành cho biết, Vườn vẫn chưa nhận được một đồng nào từ phía đối tác, và họ cũng chưa trả lại sổ đỏ như đã cam kết.

 

Bất chấp quy định của tỉnh

 

Việc ông GĐ tự ý cầm cố 11 sổ đỏ của VQG không chỉ thiếu tôn trọng ý kiến tập thể trong nội bộ cơ quan, mà còn bất chấp quyết định của UBND tỉnh.

 

sổ[-]đỏ;[-]Phong[-]Nha[-]-[-]Kẻ[-]Bàng
Báo cáo về việc cầm cố sổ đỏ của GĐ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gửi UBND tỉnh Quảng Bình.

 

Bởi, 2 năm trước, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra một văn bản nghiêm cấm các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp có đất rừng đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (sổ đỏ) đi “cầm cố” cho các tổ chức, cá nhân khác để xin dự án.

 

Trước đó, thời điểm một số cá nhân tìm đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xin "chạy" dự án, nhưng với điều kiện phải cầm cố sổ đỏ, đã có ý kiến trong nội bộ lãnh đạo vườn là không nên.

 

Tuy nhiên, ông Thành đã lặng lẽ 'giao dịch' với bà Trần Thị Trường mà không thông qua ý kiến của ban lãnh đạo Vườn.

(Theo Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố như thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI