Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ ba, 03/12/2024, 17:24:47 PM (GMT+7)
Đất đai và tù tội
(00:36:34 AM 12/06/2021)(Tin Môi Trường) - Thử gõ ba cụm từ khóa là "xử lý vi phạm, khởi tố, đất đai" vào Google thì ra hơn 4 triệu kết quả trong 0,52 giây.
>> Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm >> Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi >> Tỉnh Quảng Ninh: Chùa Ba Vàng trưng bày ”xá lợi tóc Đức Phật” là vi phạm >> Xử phạt Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn hơn 1,6 tỷ đồng vi phạm bảo vệ môi trường >> Định hướng chuyển đổi bền vững kinh tế xanh trong bối cảnh mới
Ảnh: TTO
Ở đó, có các cựu lãnh đạo từ bộ, ngành, tỉnh - thành, quận - huyện, xã - thị trấn, doanh nghiệp; về địa lý thì có từ Bắc đến Nam, thành phố đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược... trong danh sách bị xử lý kỷ luật, khởi tố, án tù.
Như vậy, có thể sử dụng từ "hàng loạt" để miêu tả vi phạm, sai phạm của cán bộ các cấp, các vùng miền liên quan đến quản lý đất đai. Mới nhất là vụ 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh bị khởi tố, bắt tạm giam.
Trước đó, nhiều vụ vi phạm về đất đai bị điều tra, xét xử mà người phạm tội là quan chức cỡ "bự" như cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, các cựu thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, các cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, các cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM là Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín...
Đọc các kết luận thanh tra, điều tra, bản luận tội thì thấy phần lớn những người bị kỷ luật, bị truy tố do vi phạm các quy định, gây thất thoát, lãng phí. Nhiều vụ án có số tiền thất thoát đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ nhưng các bị cáo đều một mực thanh minh là "không vụ lợi", "không nắm rõ quy định của pháp luật", "tin tưởng cấp dưới"...
Đồng thời, nội dung các kết luận điều tra, các bản án cũng cho thấy trong đó những "thế giới riêng" quan hệ lợi ích, tiền bạc, tình cảm đan xen với công vụ. Các vi phạm, sai phạm thường không xảy ra ở những địa hạt "đất nghèo", "đất bạc màu" mà xảy ra ở nơi đất đai "màu mỡ" với "đất vàng", "đất bạc", "đất kim cương".
Nhìn ở khía cạnh công tác chống tham nhũng, sai phạm, vi phạm thì việc xử lý nêu trên cho thấy quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Kết quả bước đầu đã đem lại niềm tin cho nhân dân rằng những vi phạm, sai phạm được xử lý "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ".
Nhưng nhìn ở khía cạnh khác là công tác thi hành pháp luật, xây dựng và hoàn thiện luật pháp..., những vi phạm "hàng loạt" như dẫn chứng nêu trên rất đáng được suy nghĩ. Phải chăng, pháp luật bị vi phạm nhiều là do còn có những kẽ hở?
Các hành vi vi phạm, phạm tội bị xử lý liên tục nhưng còn chưa đủ sức răn đe nên không ít kẻ vẫn "lao" vào? Tại sao trong quản lý đất đai lại là con đường dẫn nhiều người vào tù ngục như vậy?
Luật đất đai 2013 đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung. Điều này đã được các cơ quan có trách nhiệm và nhiều chuyên gia đánh giá, phân tích, kiến nghị trong suốt thời gian qua. Mới đây, cả Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đều đặt ra yêu cầu phải sớm sửa đổi Luật đất đai trong nhiệm kỳ này.
Hy vọng, những quy định về sở hữu, chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi, bồi thường, định giá, đấu giá, thuế đất... sẽ được nghiên cứu, tiếp thu, sửa đổi triệt để theo thông lệ quốc tế và thực tế đất nước trong thời kỳ mới, để những tồn tại, bất cập bị triệt tiêu. Có như vậy trong tương lai chúng ta mới tránh được tình trạng "mất đất, mất người" như thời gian qua.
(Lê Kiên/TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?