»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:36:20 AM (GMT+7)

Đảo nhân tạo Trung Quốc đe dọa môi trường biển Việt Nam

(12:43:13 PM 12/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 12-6, nhà khoa học hàng hải Philippines Angel Alcala cảnh báo Philippines và Việt Nam sẽ là hai nước đầu tiên hứng chịu hậu quả môi trường từ hành vi lấn biển, xây đảo trái phép của Trung Quốc.

[-]Đảo[-]nhân[-]tạo[-]Trung[-]Quốc[-]đe[-]dọa[-]môi[-]trường[-]biển[-]Việt[-]Nam
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông - Ảnh: Philippines Navy


Theo báo Phil Star, ông Alcala, cựu Bộ trưởng Môi trường Philippines, cho biết hoạt động lấn biển, xây đảo ồ ạt của Trung Quốc đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống đảo san hô vòng trên biển Đông, nơi các loài cá sinh sản.

“Các đảo san hô vòng là rất quan trọng trên biển Đông bởi ở giữa chúng là các vũng biển. Và trong các vùng biển có cá và ấu trùng cá. Thông thường các dòng hải lưu đưa ấu trùng cá đi khắp các nước trong khu vực” - ông Alcala giải thích.

Theo ông, các đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ làm đứt quãng quá trình ấu trùng cá thoát ra biển, phát triển thành cá trưởng thành. Như vậy nguồn cá trên biển Đông sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. “Việt Nam và Philippines là hai nước bị thiệt hại đầu tiên” - ông Alcala nhấn mạnh.

Cựu bộ trưởng môi trường Philippines cho rằng sau đó, toàn bộ các nước ven biển Đông cũng sẽ hứng chịu thiệt hại. Bởi hành vi của Trung Quốc làm suy giảm đa dạng sinh học của biển Đông.

“Tôi tự hỏi tại sao các nhà khoa học Trung Quốc không chỉ ra điều này” - ông Alcala chỉ trích.

Ông Alcala bi quan dự báo về lâu dài, các đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của các cộng đồng ven biển Đông. “Thế giới cần buộc Trung Quốc ngừng hành vi xây đảo trái phép” - ông Alcala kêu gọi.

Trước đó Bộ Ngoại giao Philippines cũng từng cảnh báo hành vi xây đảo nhân tạo của Trung Quốc “hủy hoại nghiêm trọng đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trên biển Đông theo cách không thể đảo ngược”.

Manila ước tính các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã hủy hoại một hệ thống san hô rộng 1,2 km2, gây thiệt hại kinh tế 100 triệu USD.  

Trong thời gian qua, rất nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối hành vi khiêu khích và hiếu chiến của Trung Quốc, mới đây nhất là tổ chức G-7.

Tuy nhiên phía Bắc Kinh vẫn ngang ngạnh tuyên bố “có chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông.

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đảo nhân tạo Trung Quốc đe dọa môi trường biển Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI