»

Thứ sáu, 22/11/2024, 06:24:42 AM (GMT+7)

Đắk Lắk: Đề nghị khởi tố doanh nghiệp đào giao thông hào chống…voi rừng

(17:35:28 PM 02/06/2016)
(Tin Môi Trường) - Bị voi rừng vào vùng dự án tìm kiếm thức ăn, tàn phá hoa màu, một doanh nghiệp đã cho đào hàng chục km giao thông hào bao quanh để bảo vệ tài sản. Sáng kiến “tự phát” của doanh nghiệp không nằm trong các hạng mục của dự án và cơ quan chức năng đang xem xét khởi tố về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng.

Đắk[-]Lắk:[-]Đề[-]nghị[-]khởi[-]tố[-]doanh[-]nghiệp[-]đào[-]giao[-]thông[-]hào[-]chống…voi[-]rừng
Hào giao thông Công ty Hoàn vũ đào bao quanh dự án đe dọa đến voi rừng

Sáng kiến…lạ

Năm 2007, Công ty Hoàn Vũ được UBND tỉnh cho thuê 1.398,5ha đất rừng tại xã Ia Lốp để quản lý bảo vệ và trồng cây ăn quả. Đến nay, doanh nghiệp này đã trồng 460ha cây ăn quả, 111ha chuối Nam Mỹ, 127,3 ha cỏ voi, 213 ha cây điều, hoa màu...

Theo ông Hà Cẩm Bình, người quản lý dự án của Công ty Hoàn Vũ: “Đến nay có gần 100ha đất trồng chuối, cỏ voi trong vùng dự án đã bị voi rừng, trâu bò ăn, phá tả tơi, phải bỏ hoang. Từ khi công ty cho đào hào xung quanh vùng dự án và các đường băng bên trong thì bò, voi không vào phá được nữa” – ông Bình cho biết.

Ông Lê Xuân Phương - phó giám đốc Công ty Hoàn Vũ cũng cho biết, trong hai năm 2014 và 2015 đàn voi rừng, trâu bò phá tan hoang khoảng 50-70ha chuối, cỏ đang trong kỳ sinh trưởng, thiệt hại gần 20 tỉ đồng. Công ty đã làm báo cáo thiệt hại cơ quan chức, đồng thời đề nghị hỗ trợ thiệt hại nhưng không được. Hết cách nên công ty mới phải đào hào ngăn voi rừng, trâu bò phá hoại cây trái.

Đến nay, công ty này đã đào khoảng 13km đường hào (rộng 6m, sâu 3m) xung quanh vùng dự án gần 1.400ha được tỉnh giao quản lý bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả để ngăn chặn voi rừng phá cây ăn trái...
 

Đắk[-]Lắk:[-]Đề[-]nghị[-]khởi[-]tố[-]doanh[-]nghiệp[-]đào[-]giao[-]thông[-]hào[-]chống…voi[-]rừng
Diện tích đất trồng cây ăn quả của Công ty Hòa Vũ bị voi rừng tàn phá


Nhiều sai phạm

Việc đào hào để ngăn voi của Công ty Hoàn Vũ nằm ngoài dự án và đã gặp nhiều sự phản đối của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Ngọc Phú, trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ea Súp cho biết, Công ty Hoàn Vũ tự ý đào hàng chục km giao thông hào khi chưa xin phép là vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Việc đào hào đã làm thay đổi địa hình, địa mạo, môi trường, thảm thực vật tại khu vực.


Còn theo ông Nguyễn Đình Toản, phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp, đất dự án của Công ty Hoàn Vũ phần lớn là đất rừng nên khi doanh nghiệp muốn tác động, thay đổi dự án thì phải làm thủ tục xin phép. Nếu được cơ quan chức năng đồng ý chủ trương thì mới được phép làm. Phía công ty đã đào múc hàng chục km hào, làm thay đổi hiện trạng đất nhưng không hề báo cáo, xin phép huyện. Đồng thời, công ty cũng triển khai trồng cây ăn quả sai vị trí đất trong hạng mục dự án.

“Quan điểm của huyện là không đồng ý việc doanh nghiệp đào hào xung quanh dự án. Xua đuổi voi, trâu bò còn có nhiều phương án khác, không thể tự ý thay đổi dự án khi chưa được tỉnh đồng ý. Huyện đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về những tồn tại, vi phạm của Công ty Hoàn Vũ, đồng thời kiến nghị cho tạm dừng dự án.” - ông Toản cho hay.

Cũng theo ông Toản, liên quan đến sai phạm của Công ty Hoàn Vũ, Hạt kiểm lâm huyện đã chuyển hồ sơ sang Công an huyện để khởi tố về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng...


Đắk[-]Lắk:[-]Đề[-]nghị[-]khởi[-]tố[-]doanh[-]nghiệp[-]đào[-]giao[-]thông[-]hào[-]chống…voi[-]rừng
Việc đào hào ngăn voi có thể gây nguy hiểm cho chính đàn voi hiện đang giảm sút về số lượng tại Đắk Lắk


Đe dọa voi rừng

Liên quan đến việc Công ty Hoàn Vũ tự ý đào hào quanh dự án để ngăn voi phá hoại, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho rằng việc công ty đào hào quá sâu và rộng sẽ gây nguy hiểm cho đàn voi rừng. Hào sâu có thể khiến voi con bị rơi xuống hào, sa lầy. Phía trung tâm đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc làm này.

Ông Phạm Văn Láng – Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 đàn voi với trên 180 cá thể. Qua theo dõi, cho thấy các đàn voi này vẫn đang phát triển tốt, có đủ các thế hệ voi cha, mẹ và voi con. Hành lang di chuyển của đàn voi rất rộng, trải dài dọc theo các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’leo và Cư M’gar.

“Việc đàn voi di chuyển, phá hoại hoa màu tại các địa phương là khó tránh khỏi. Trung tâm cũng đã hướng dẫn người dân các địa phương tiến hành xua đuổi, không đe dọa hay sát hại đến đàn voi” – ông Láng cho biết.

Về việc Công ty Hoàn Vũ đào hào gây nguy hiểm cho voi, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết đã chỉ đạo cho Chi cục kiểm lâm, Trung tâm bảo tồn voi tỉnh lập đoàn đi kiểm tra. Khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin đến báo chí.

Trùng Dương/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Đề nghị khởi tố doanh nghiệp đào giao thông hào chống…voi rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI