Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Chủ nhật, 24/11/2024, 12:59:53 PM (GMT+7)
Đại gia xin thôi quốc tịch và số phận dự án tỉ USD
(12:09:19 PM 31/10/2017)(Tin Môi Trường) - Thông tin 'đại gia' bất động sản Trương Mỹ Lan (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) từng xin thôi quốc tịch VN khiến dư luận và nhiều nhà đầu tư băn khoăn về tính pháp lý, quyền cũng như nghĩa vụ tại các dự án của những người sau khi rút quốc tịch VN.
>> Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường >> Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái >> Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa >> Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp >> Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
Dự án Thuận Kiều Plaza thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - ẢNH: Đ.SƠN
Sở hữu hàng loạt bất động sản tỉ USD
Trước đó, vào giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng các thành viên trong gia đình bao gồm Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hòa đồng loạt xin thôi quốc tịch VN. Sau đó bà Lan và các thành viên trên đã rút hồ sơ và được trả lại vào tháng 6.2015.
Thông tin này lập tức gây chấn động thị trường bất động sản (BĐS), bởi bà Lan từng được biết đến như một đại gia rất bí ẩn, sở hữu 1/3 diện tích khu đất vàng trên mặt tiền đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà và gia đình làm chủ còn một loạt siêu dự án khác.
Theo giới thiệu trên website của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, kể từ khi ra đời vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, công ty hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Sau đó, công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh BĐS với hàng loạt siêu dự án. Năm 2007, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là CTCP đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty An Đông, đồng thời hợp tác với CTCP đầu tư Times Square VN và Tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư BĐS.
Vạn Thịnh Phát và các DN liên quan hiện sở hữu nhiều BĐS có vị trí đắc địa tại TP.HCM. Vạn Thịnh Phát đang sở hữu nhiều dự án tọa lạc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, như Union Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton... Ngoài ra còn có các BĐS khác như cao ốc căn hộ Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, Thuận Kiều Plaza...
Không riêng bà Lan, theo thống kê của Bộ Tư pháp, đã có hàng nghìn người xin thôi quốc tịch VN. Trong đó, ngoài các cô dâu lấy chồng ngoại, còn có một số doanh nhân. Các doanh nhân này muốn giữ cả hai quốc tịch, tuy nhiên hiện luật pháp của VN vẫn chưa cho phép.
Giảm tỷ lệ sở hữu nhà
Trong tình huống một chủ đầu tư dự án BĐS người VN xin thôi quốc tịch, theo luật sư Bùi Quang Hưng (Đoàn luật sư Hà Nội), sẽ có nhiều thay đổi về thủ tục, quyền và nghĩa vụ trong từng dự án BĐS mà chủ đầu tư này sở hữu.
“Nếu xin rút quốc tịch, chủ đầu tư sẽ là nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay có hai hoạt động kinh doanh mà họ không được phép thực hiện trong khi các nhà đầu tư trong nước vẫn có thể tiến hành. Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài không được phân lô bán nền, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó. Thứ hai, đối với nhà, công trình xây dựng, nhà đầu tư nước ngoài không được mua để bán, cho thuê, cho thuê mua mà chỉ có thể thuê những BĐS này để cho thuê lại”, ông Hưng cho biết.
Song song với việc phải thay đổi pháp nhân trong từng dự án, luật sư Hưng cũng đặt vấn đề nhà đầu tư là người quốc tịch VN thì khi xin cấp phép đầu tư có thể sẽ nhận được sự ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, khi thôi quốc tịch thì tất cả quyền, nghĩa vụ của từng dự án phải được hoàn thành. “Nếu còn nợ tiền của người mua, dự án còn dang dở mà anh không còn là công dân của VN nữa thì câu chuyện thanh toán, thực hiện nghĩa vụ sẽ phức tạp hơn rất nhiều”, ông Hưng nói.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng trường hợp khi thôi quốc tịch VN, các tài sản là nhà ở của nhà đầu tư sẽ thay đổi sở hữu. Cụ thể, theo quy định của luật Nhà ở năm 2014, một nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% căn hộ tại một tòa chung cư. “Hiện nay có một tình trạng rất khó kiểm soát, đó là nhiều nhà đầu tư nước ngoài mượn các nhà đầu tư trong nước đứng tên làm các dự án, có dự án lên tới hàng trăm triệu USD. Nên câu chuyện ở đây là phải kiểm soát và công cụ kiểm soát dự án này như thế nào”, GS Mại lo ngại.
Trao đổi với Thanh Niên, GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, bổ sung thêm có một điểm khác biệt lớn là nhà đầu tư nước ngoài bây giờ không được nhận quyền chuyển nhượng trực tiếp của hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức thuê, góp vốn nhà đầu tư trong nước được. “Nếu cá nhân nhà đầu tư cũng như gia đình thôi quốc tịch VN thì phải thay đổi pháp nhân, thay đổi tỷ lệ sở hữu nếu vượt quá 30%. Ngoài ra, phải thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm tại các dự án đang đầu tư như các DN trong nước”, GS Võ cho biết.
Theo Tiêu Phong (báo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?