»

Thứ bảy, 02/11/2024, 00:24:57 AM (GMT+7)

Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT: Phải kiện thôi!

(10:44:37 AM 23/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Quy trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn vận hành của công trình và của các đối tượng liên quan. Thế nên nếu quy trình xả lũ thủy điện gây ngập lụt chết người thì phải sửa quy trình chứ không thể vin vào đó nói làm đúng quy trình để tiếp tục thực hiện việc gây hậu quả cho dân.

Một bạn đọc đã gửi ý kiến của mình ủng hộ Đà Nẵng khi hay tin địa phương này nói sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu không điều chỉnh quy trình xả nước mùa cạn liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2.


Người dân không kịp trở tay khi bị thủy điện xả lũ chồng lũ 

 

Theo đó, Dự thảo đã đưa ra quy định mức xả nước trong mùa cạn tại thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại lộc, Quảng Nam) H = 2,53m để làm cơ sở cho vận hành. Nghĩa là mỗi năm lấy 1 tháng có dòng chảy trung bình thấp nhất, bất kể rơi vào tháng nào (có thể tháng 3, 6 hay 7).

 

Theo quy định này, phía Đà Nẵng - nơi phải hứng chịu quy định đã lên tiếng. Cụ thể ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵn cho rằng: “Đây cũng đồng nghĩa với việc bắt hạ du sông Vu Gia luôn luôn ở trong trạng thái thiếu nước, cạn kiệt nguồn nước làm ảnh hưởng đến khoảng 1,7 triệu dân vùng phía Bắc Quảng Nam và TP Đà Nẵng”.

 

“Chúng tôi kiến nghị Bộ TN-MT phải điều chỉnh bản dự thảo quy trình từ “mốc 2,53m” lên “mốc 2,80m”. Ngay như các trạm bơm thủy lợi hiện có ở Ái Nghĩa cũng đang đặt tại mực nước bể hút là 2,80m. Thấp hơn 2,80m thì các trạm bơm này đều phải ngừng hoạt động vì không đủ nước. Vậy tại sao dự thảo quy trình xả lũ lại khống chế ở mực nước 2,53m? Điều này cho thấy họ chỉ vì lợi ích của thủy điện mà thôi”, ông Thắng nói.

 

Cũng theo ông Thắng, nếu Bộ TN-MT đồng ý với việc lấy mốc 2,80m tại Ái Nghĩa để làm cơ sở vận hành liên hồ chứa thì qua tính toán cho thấy trên thực tế thủy điện Đăk Mi 4 cũng chỉ mới trả lại 40% nước (450 triệu m3) trong số 1,3 tỉ m3 nước mà thủy điện này lấy đi trong mùa khô. Còn nếu lấy mốc 2,53 (đúng như dự thảo) thì lượng nước được trả về hạ lưu chỉ đạt chừng 10%.

 

Ông Thắng cho rằng nếu không sửa, sau này quy trình vào vận hành gây thiệt hại cho dân hạ du thì Đà Nẵng sẽ kiện cả bên xây dựng quy trình là cơ quan quản lý nhà nước và bên gây ra tình trạng cạn kiệt là thủy điện.

 

Trước kiến nghị này, phía cơ quan soạn thảo cho rằng đang thực hiện đúng luật.

 

Bạn đọc Thanh Hoàng cho rằng, khi tranh cãi một việc gì đó, cấp lãnh đạo đều dựa theo Luật. Khi cấp lãnh đạo phạm luật thì lại giải quyết theo kiểu hợp tình - hợp lý.

 

"Gây ra cái chết của cả dòng sông, lũ lụt cho người dân, sự việc nhìn thấy rõ ràng lại không thấy nhắc đến cụm từ hợp tình - hợp lý. Có câu nói của Bác là: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Lại không thấy ai làm cả. Chỉ khổ người dân", bạn đọc Thanh Hoàng viết. 

 

Một bạn đọc khác thì cho rằng: Quy trình là gì? quy trình là do con người viết ra. Quy trình áp dụng hoặc thay đổi tùy điều kiện tại chỗ và sẽ được cải thiện theo thời gian. Quy trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn vận hành của công trình và của các đối tượng liên quan. Thế nên nếu quy trình xả lũ thủy điện gây ngập lụt chết người thì phải sửa quy trình chứ không thể vin vào đó nói làm đúng quy trình để tiếp tục thực hiện việc gây hậu quả như trên.

 

Và cũng có người đặt dấu hỏi: Liệu người xây dựng quy trình này có biết người dân ở hạ du phải khổ sở như thế nào, hay cũng chỉ cắp ô, ngồi bàn giấy, điều hòa mát rượi rồi xây dựng quy trình trên mây?

 

Do vậy cũng có đề nghị rất mạnh dạn rằng, nhân cái sự giảm biên chế mà Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo thì cắt bớt những công chức “cắp ô” đi. Biết đâu như thế cũng giảm bớt được các quy trình làm dân khốn đốn.

 

Bạn Thân Huỳnh cho rằng, Cục BVTN nước và Bộ TN-MT là cơ quan nhà nước thì nên xem xét vấn để ở góc nhìn bảo vệ cả người dân và thủy điện mới phải. Lợi ích phải hài hòa giữa các bên mới đúng.

 

"Mong người có thẩm quyền phê duyệt quy trình xem xét thấu đáo trước khi ký thông qua quy trình thỏa mãn lợi ích cho cả đôi bên, và đặc biệt là lợi ích toàn dân: đó là bảo vệ môi trường tự nhiên.

 

Bạn đọc Thành Đạt tỏ ra vui mừng: "Hay quá, nhân dân luôn ủng hộ những gì Đà Nẵng làm.

 

"Chỉ vì lợi ích của 1 số rất nhỏ mà cả 1,7 triệu dân chịu thiệt hại liên miên. Đại diện cho dân thì phải đòi hỏi quyền lợi cho dân vào lúc này. Phải kiện thôi!", bạn đọc Đặng Lương viết.

 

"Phải kiện thôi ! Tôi ủng hộ ý kiến của người dân Đà Nẵng nói riêng và tất cả nhân dân ở hạ lưu các thủy điện phải chịu cảnh khổ bị xả lũ và ngăn nước mùa cạn. Thay đổi dòng chảy, biến đổi dòng chảy,tàn phả môi trường của máy anh thủy (Điên) chịu hết thấu:, bạn đọc Bùi Văn bày tỏ quan điểm.

Phương Nguyên- báo Đất Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT: Phải kiện thôi!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI